1. Trải nghiệm

Bài 39: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom

Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

Dụng cụ và hóa chất

  • Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ,…
  • Hóa chất: đinh sắt đã đánh thật sạch, vào ống nghiệm chứa dung dịch AlCl3

Cách tiến hành

  • Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm
  • Rót vào ống nghiệm 3 – 4ml dung dịch HCl
  • Đun nóng nhẹ

Quan sát hiện tượng

  • Phản ứng xảy ra, bọt khí thoát ra chậm
  • Khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu xanh nhạt.
  • Sau khi kết thúc phản ứng, dung dịch chuyển sang màu vàng

Kết luận

  • Fe phản ứng với HCl và phản ứng xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao.
  • Sau khi kết thúc phản ứng, dung dịch chuyển sang màu vàng do một phần Fe2+ bị oxi hoá trong không khí thành Fe3+

Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_{2} + H_{2}

2FeCl_{2} + O_{2} + 2HCl \rightarrow 2FeCl_{3} + H_{2}O

Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2

Dụng cụ và hóa chất

  • Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, công tơ hút dài…
  • Hóa chất: dung dịch FeCl2, dung dịch NaOH

Cách tiến hành

Lấy dung dịch FeCl2 điều chế ở TN1 cho tác dụng với dung dịch NaOH theo trình tự

  • Đun sôi 4-5ml dd NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dd.
  • Rót nhanh 2ml dd FeCl2 và dd NaOH

Quan sát hiện tượng

  • Lúc đầu xuất hiện kết tủa màu trắng xanh.
  • Để lâu thấy xuất hiện kết tủa màu vàng
  • Sau cùng kết tủa chuyển sang màu nâu Fe(OH)3

Kết luận

  • Muối sắt(II) phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2
  • Sau 1 thời gian Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3
  • Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe(OH)2 và Fe(OH)3
  • Dung dịch chuyển hẳn sang màu nâu là Fe(OH)3 khi đã oxi hóa hết Fe(OH)2

FeCl_{2} + NaOH \rightarrow Fe(OH)_{2} + NaCl

4Fe(OH)_{2} + O_{2} + 2H_{2}O \rightarrow 4Fe(OH)_{3}

Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7

Dụng cụ và hóa chất

  • Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ,…
  • Hóa chất: dung dịch FeSO4, dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch K2Cr2O7

Cách tiến hành

  • Cho đinh sắt đã cạo sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dd H2SO4 ⇒ dd FeSO
  • Nhỏ từ từ dd K2Cr2O7 vào dd FeSO4 vừa điều chế được.
  • Lắc ống nghiệm

Kết luận

Màu da cam của dd K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm đồng thời dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng Fe^{2+} \rightarrow Fe^{3+}

Fe + H_{2}SO_{4} \rightarrow FeSO_{4} + H_{2}

6FeSO_{4} + K_{2}Cr_{2}O_{7} + 7H_{2}SO_{4} \rightarrow 3Fe_{2}(SO_{4})_{3} + K_{2}SO_{4} + Cr_{2}(SO_{4})_{3} + 7H_{2}O

Thí nghiêm 4: Phản ứng Cu với dung dịch H2SO4 đặc nóng

Dụng cụ và hóa chất

  • Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ,..
  • Hóa chất: dung dịch H2SO4 đặc, mảnh đồng, dung dịch NaOH

Cách tiến hành

  • Cho vài mảnh đồng vào ống nghiệm chứa 2-3 ml dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng
  • Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch vừa thu được

Quan sát hiện tượng

  • Có bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.
  • Dung dịch chuyển màu xanh.
  • Khi nhỏ thêm NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh và phản ứng chậm lại

Kết luận

  • Cu phản ứng với H2SO4 sinh ra khí SO2 (mùi hắc) và dd Cu2+ màu xanh.
  • Khi nhỏ thêm dung dịch NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh là Cu(OH)2 và phản ứng chậm lại do nồng độ H2SO4 giảm

Cu + 2H_{2}SO_{4} \rightarrow CuSO_{4} + SO_{2}+ 2H_{2}O

CuSO_{4} + 2NaOH \rightarrow Cu(OH)_{2} + Na_{2}SO_{4}

NaOH + H_{2}SO_{4} \rightarrow Na_{2}SO_{4} + H_{2}O

Người đóng góp
Comments to: Bài 39: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom