1. Ngữ văn lớp 11

Thao tác lập luận bình luận

Mục đích 

Giải thích

Các công việc được gọi tên là “bình luận” (Vd: bình luận về tình hình thời sự, bình luận quân sự, bình luận về thể thao, …) dù thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng có những điểm chung như sau:

  1. Đều đưa ra những ý kiến và đánh giá chung của người nói hoặc người viết.
  2. Nội dung được trao đổi với những người ít nhiều có hiểu biết về lĩnh vực đang được nói tới. 
  3.  Tất cả đều hướng tới mục đích là thuyết phục người nghe, người đọc đồng tình với ý kiến, quan điểm được đưa ra để bàn bạc.

Tìm hiểu ví dụ

Tìm hiểu đoạn trích “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập một).

  1. Tác giả có nêu ra vấn đề đúng – sai về đời sống. Tác giả đã bàn bạc rất sâu về vấn đề vua chúa thống trị đất nước phải dựa vào luật và mọi việc làm đều phải dựa trên luật. Đích cuối cùng của văn bản chính là thuyết phục triều đình cho mở khoa luật và thi hành luật. Như vậy thì đất nước mới giữ gìn được kỉ cương, có sự yên ổn.
  2. Lúc bấy giờ, có lẽ xuất phát từ những quan điểm không cần luật thì Nguyễn Trường Tộ mới phải viết văn bản này. 
  3. Văn bản của NTT có tính chất bình luận. Không thể coi đây là một đoạn trích chứng minh bởi vì mục đích của đoạn trích này không phải là để khiến người nghe tin vào quan điểm của mình. Hơn nữa, đoạn trích không có tính chất giải thích bởi vì mục đích không phải để người nghe hiểu về vấn đề. Mà mục đích hướng tới của đoạn trích chính là thuyết phục người nghe đồng tình với quan điểm, sự bàn bạc và đánh giá của mình.

Mục đích

Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

Yêu cầu

Cách bình luận

Bước thứ nhất: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

  • Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề được đưa ra để bàn luận.
  • Cần bình luận một cách rõ ràng, trình bày trung thực, khách quan về vấn đề (hiện tượng) được bình luận.

Bước thứ hai: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

  • Nhận định đánh giá đúng – sai, hay – dở.
  • Kết hợp những phần đúng của các phía và loại bỏ những phần sai để đi đến một sự đánh giá hợp lí, công bằng.
  • Đưa ra đánh giá riêng của mình về vấn đề.

Bước thứ 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

  • Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được đánh giá, nhận xét.
  • Bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà hiện tượng (vấn đề) được bình luận gợi ra.

Yêu cầu

Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải:

  • Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng được bình luận.

  • Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.

  • Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.

Luyện tập

Bài 1

Bình luận không phải là chứng minh, giải thích, cũng không phải là sự kết hợp của chứng minh và giải thích.

Bởi vì, chứng minh là làm cho người đọc (người nghe) tin vào quan điểm và đánh giá của mình về vấn đề; giải thích là làm cho người đọc (người nghe) hiểu được vấn đề mình đang nói đến.

Bình luận bản chất chính là bàn bạc, trao đổi về vấn đề mà mọi người đều biết đến hay có ý kiến về vấn đề đó.

Bài 2

Đoạn trích sau có sử dụng thao tác lập luận bình luận.

  • Chủ đề bình luận: hiện tượng, vấn đề được nêu ra trong đoạn trích chính là giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta.
  • Mục đích lập luận: thuyết phục người đọc rằng, chúng ta cần phải có một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố. 
  • Lập luận được triển khai có hệ thống và giàu sức thuyết phục người đọc, đáp ứng đủ những yêu cầu khi sử dụng thao tác bình luận.
    • Bài viết sinh động, mở đầu gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Cách nêu ra vấn đề bình luận độc đáo.
    • Bình luận, phân tích chính xác về thần chết của giao thông, đưa ra những đánh giá tối ưu của riêng tác giả.
    • Trích dẫn nhiều số liệu cụ thể để làm căn cứ.

Bài 3

Bình luận gì thêm về vai trò của pháp luật và của việc giáo dục pháp luật trong xã hội?

=> Tuân thủ theo kỉ cương, luật pháp không chỉ làm đất nước yên ổn phát triển, mà hiểu biết và thực thi pháp luật còn chính là sống có đạo đức. Giáo dục pháp luật trong xã hội là điều cần thiết, tuân thủ và thực hành luật pháp không phải là trách nhiệm của chỉ riêng học sinh hay sinh viên,…  mà chính là trách nhiệm của tất cả mọi người.

 

  •  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Thao tác lập luận bình luận