1. Ngữ văn lớp 11

Tóm tắt văn bản nghị luận

Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận

Mục đích

  • Lựa chọn thông tin đưa vào văn bản tóm tắt bao giờ cũng phụ thuộc vào mục đích của công việc tóm tắt.
    • Giúp người đọc hiểu được bản chất của văn bản.
    •  Là nguồn tài liệu tiện dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.
    • Giúp người đọc nắm chắc các thao tác đọc văn bản, có dịp rèn luyện tư duy và cách diễn đạt.

Yêu cầu

  • Phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc.
  • Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp với mục đích tóm tắt.

Cách tóm tắt văn bản nghị luận

Về luân lí xã hội của nước ta của Phan Châu Trinh.

  • Vấn đề được đem ra bàn bạc chính là luân lí xã hội của nước ta. Ta biết được điều này thông qua nhan đề của văn bản.
  • Mục đích viết văn bản này của chí sĩ Phan Châu Trinh, để vạch ra phương hướng cần phải truyền bá về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để gây dựng đoàn thể nhằm hướng tới mục đích giành độc lập tự do.
    • Nhằm đề cao tư tưởng đoàn thể, vạch trần thực trạng đen tối của xã hội. Từ đó hướng về một tương lai tươi sáng của đất nước.
    • Điều đó được thể hiện rõ ở ngay trong phần mở bài, đặc biệt là phần kết của đoạn trích cũng như ý khái quát của các đoạn văn trong phần thân bài.
  • Tác giả có các luận điểm chính như sau:
    • Khác với Châu Âu, ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội: không biết đoàn thể, không trọng công ích. “ Tuyệt nhiên không ai biết đến”;  “ Một tiếng bạn bè không thể thay cho luân lí xã hội”.
    •  Trình bày thực trạng, phân tích nguyên nhân nước ta chưa có luân lí xã hội.
    • Đưa ra giải pháp để Việt Nam có luân lí xã hội.
  • Luận cứ làm sáng tỏ các luận điểm:
    • Để làm sáng tỏ luận điểm 1, tác giả đi vào vấn đề một cách trực diện và thẳng thắn, thông qua việc so sánh giữa luân lí của Châu Âu và luân lí ở nước ta.
    • Nguyên nhân ở Việt Nam không có luân lí: tác giả diễn tả rõ sự suy đồi từ vua đến quan, từ quan đến học trò và các viên chức lớn nhỏ.
    • Đưa ra giải pháp: muốn VN độc lập, tự do, dân VN phải có đoàn thể, có tư tưởng tiến bộ, chủ nghĩa xã hội cần được truyền bá.
  • Ở một đất nước mà vua dùng chính sách ngu dân để cai trị; quan lại cậy quyền cậy thế ức hiếp dân lành; học trò, viên chức thì tìm cách mua chuộc, nịnh hót, ham chức tước, vinh hoa mà không nghĩ đến dân. Hơn nữa, dân thì cơ hàn, vất vả quanh năm, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, chỉ đủ ăn không dư giả, thì làm gì có thời gian để mà học tập, nâng cao hiểu biết. Dân thiếu ý thức về sự đoàn kết, thiếu đi tính đoàn thể. Vì thế đất nước ta chưa có được luân lí xã hội.

Luyện tập

Câu 1

Dựa vào nhan đề và phần mở đầu để xác định chủ đề của văn bản:

a. Sự thống nhất và đa dạng của người In – đô – nê – xi – a.

b. Tài năng của Xuân Diệu trong việc nghiên cứu và phê bình văn học.

Câu 2

a. Vấn đề và mục đích nghị luận:

    • Vấn đề nghị luận: Sự lãng phí nước sạch – tài nguyên quý giá của sự sống.
    • Mục đích nghị luận: Nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của nước sạch và kêu gọi mọi người tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước quý và sạch của quốc gia.

b. Luận điểm:

    • Nhầm lẫn lớn trong nhận thức của mọi người về nguồn nước nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”.
    • Dân số tăng nhanh,trong tương lai nước có thể không còn đủ cho tất cả mọi người trên thế giới.
    • Không phải quốc gia nào cũng có đủ nước để dùng.
    • Kêu gọi tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.

c. Nước ngọt là thứ tài sản quý giá nhưng lại thường bị hủy hoại và lãng phí nhiều nhất. Hiện nay, không phải quốc gia nào cũng có đủ nước ngọt để dùng, thậm chí còn xảy ra sự tranh chấp nguồn nước sạch vì túng thiếu. Chính vì vậy, Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước sạch, tiết kiệm và giữ gìn nước cho chính chúng ta và cho mai sau. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Tóm tắt văn bản nghị luận