Tìm hiểu chung

-1533, Nguyễn Kim nổi dậy chống nhà Mạc, lập lại nhà Lê

-1545, Trịnh Kiểm thay Nguyễn Kim cầm quyền, khẩu hiệu : “Phù Lê diệt Mạc”

-1769, Trịnh Sâm lên ngôi Chúa, là chúa Trịnh thứ 8 trong 11 đời Chúa

-1782, Chúa Trịnh cho gọi Lê Hữu Trác vào phủ.

 

Tác giả

Lê Hữu Trác

Lê Hữu Trác (1720 ?- 1791)

Quê quán : làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên).

Biệt hiệu : Hải Thượng Lãn Ông ( Ông già lười Hải Thượng). Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha ông. Lãn ông là ông già lười, ở đây là lười biếng, chán ghét công danh, quyền thế.

Là người tinh thông y học, dịch lý, văn chương. Là người tài năng, trách nhiệm, coi thường danh lợi.

 

Tác phẩm 

Xuất xứ

Là phần cuối của bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

*Hải Thượng y tông tâm lĩnh: tập kí sự bằng chữ Hán, gồm 66 quyển viết năm 1783. Là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.

Thể loại : kí sự (là thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh).

Hải Thượng y tông tâm lĩnh ( bản gốc năm 1770 )

Nội dung

Lê Hữu Trác  được lệnh lên kinh đô, vào phủ chúa để bắt mạch, xem bệnh cho thái tử Trịnh Cán, con chúa Trịnh Sâm.

Chủ đề

Thái độ coi thường danh lợi, tài năng xuất chúng và tinh thần trách nhiệm của tác giả.

 

Phân tích tác phẩm

Giá trị hiện thực qua bức tranh sinh động về cuộc sống quyền quý, xa hoa nơi phủ Chúa

Quang cảnh phủ Chúa

  • Đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương
  • Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp,… người có việc quan qua lại như mắc cửi
  • Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập mắc một cái võng điều. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
  • Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ.
  • Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến to cắm trên một cái giá bằng đồng. Bên sập đặt một cái ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm… Xung quanh lấp lánh, hương bay ngào ngạt.
Tranh vẽ phủ Chúa của Samuel Baron vào TK XVII

Nhận xét :

  • Tựa chốn bồng lai tiên cảnh, một thiên đường trên mặt đất, có hoa lá, mùi hương, …
  • Kết cấu phủ Chúa chặt chẽ, nghiêm trang. Cách bày trí sang trọng, xa hoa, kiểu cách ( màu sắc chủ đạo là đỏ và vàng, nhà lớn cao rộng, hành lang dài,…)

=> Một cuộc sống vương giả của bậc Chúa, có đầy rẫy mọi của ngon vật lạ, cuộc sống tráng lệ, xa hoa, tiện nghi không đâu sánh bằng. Nhưng mọi sự rực rỡ chốn ấy đều đồng nghĩa với công sức của nhân dân bỏ ra. Giá trị hiện thực phản ánh cuộc sống quá tốn kém, phung phí của Chúa Trịnh.

 

Cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa

  • Tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường. Cáng chạy như ngựa lồng
  • Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. Vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào phải có thẻ.
  • Quan Chánh đường ngồi ghế trên. Mọi người ngồi theo thứ tự ( lương y của sáu cung 2 viện)
  • Ăn uống bằng mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ. Đồ dùng đều sơn son thếp vàng, có đệm lót bằng gấm,…
  • Xung quanh vua có phi tần chầu chực
  • Giọng điệu kính cẩn : Thánh thượng, thánh thể
  • Lúc xem bệnh cho thái tử: Quan Chánh đường truyền lệnh lạy bốn lạy. Thế tử cười: “Ông này lạy khéo!”; Quan Chánh đường lại truyền mệnh lạy tạ rồi đi ra; Xem mạch như thế nào cũng phải viết một tờ trình lên

Nhận xét :

  • Cung cách sinh hoạt vào khuôn phép, gò bó. Một hệ thống cung quy, quan lại phức tạp
  • Thế tử là một cậu bé khoảng 5,6 tuổi nhưng được cung phụng như một ông vua, chỉ biết hưởng lạc. Thái độ xem thường đối với một cụ già lạy dưới chân mình.

=> Chính cuộc sống xa hoa vô bổ, tốn kém khiến con người sống gò bó, hưởng thụ một cách thụ động, không có sinh khí.

==> Sự rối ren của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ: chúa Trịnh đứng sau vua Lê nhưng cách hưởng lạc, lạm quyền còn hơn một vị vua. Chúa tự tạo cho mình một triều đình, cung cách sống hưởng lạc. Sự xa hoa, vô bổ đó phản ánh vòng danh lợi, quyền thế, từ đó hiện lên cuộc sống thống khổ, thiếu thốn của nhân dân.

 

Thái độ, suy nghĩ của người thầy thuốc

Thái độ coi thường lối sống xa hoa, danh lợi

  • Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường! Bèn ngâm một bài thơ để ghi nhớ việc này: “Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt,…!”
  • Những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy . Tôi chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi.
  • Tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia

=> Lê Hữu Trác là người coi thường lợi lộc, quyền quý. Ông dù vẽ nên bức tranh nguy nga, tráng lệ ở phủ Chúa, vẽ nên một tiên cảnh, nhưng cũng thể hiện thái độ dửng dưng, không quan tâm, đôi lúc là lối nói mỉa mai, khinh bỉ. Ông không bị cám dỗ bởi những thú hưởng lạc mà luôn giữ mình tránh xa, đồng thời phê phán nó.

 

Tài và tâm của người thầy thuốc

  • Tôi xem kĩ tất cả lưng, bụng và chân tay một lượt
  • Nhưng theo ý tôi, đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi.
  • Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được nữa. Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng chẳng sai được bao nhiêu. Nhưng rồi lại nghĩ: Cha ông mình đời trước chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được.

=> Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có tài:

  • Có kinh nghiệm, cách nhìn nhận, chẩn đoán khách quan, chính xác ( bệnh của thế tử do lối sống gò bó, thiếu sinh khí mà ra )
  • Hoàn toàn có thể chữa được bệnh của thế tử, căn bệnh mà lương y của sáu cung, hai viện mãi không chữa khỏi.

=> Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có tâm:

  • Xem bệnh cho người bệnh kĩ càng, chuẩn mực, không xem qua loa, hời hợt
  • Không tự kiêu, tự mãn với tài năng của bản thân ( tài năng được lan truyền khắp chốn triều đình )
  • Đấu tranh nội tâm sâu sắc giữa “sợ sự ràng buộc của vòng danh lợi” và ” nối tiếp lòng trung của cha ông”. Cả hai đều là những đức tính tốt đẹp của con người, nhưng cuối cùng vị danh y vẫn chọn làm theo cái “tâm” của người thầy thuốc: giúp người, cứu người, thể hiện tinh thần trách nhiệm với đất nước.

==> Lê Hữu Trác là người tài đức hiếm có , ông coi thường thứ quyền quý, vinh hoa hão huyền mà yêu quý cuộc sống giản dị, thanh thuần. Cái y đức của nghề thầy thuốc cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm, tấm lòng cao cả của Hải Thượng Lãn Ông.

 

Đánh giá

Nghệ thuật

  • Giọng điệu mỉa mai, phê phán đầy kín đáo, sâu sắc về lối sống của chúa Trịnh.
  • Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, đẩy mạnh nhiều giá trị hiện thực chỉ trong một đoạn trích. 
  • Lồng ghép nội tâm nhân vật (biểu cảm) thầm kín, rất tinh tế: Tôi lại nghĩ, Nghĩ bụng,…
  • Kết hợp độc đáo thơ ca vào bài kí sự.

Nội dung

  • Dựng lên bức tranh chi tiết, chân thực về nơi phủ Chúa sang trọng, xa hoa, đầy hưởng lạc, tốn kém.
  • Thể hiện tấm lòng trung với nước, ý thức trách nhiệm song song với thái độ coi thường danh lợi.

 

Người đóng góp
Comments to: Vào phủ chúa Trịnh