1. Ngữ văn lớp 11

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Ngôn ngữ – Tài sản chung của xã hội

Ví dụ : Tiếng Việt là loại ngôn ngữ giúp toàn thể người dân Việt Nam (cả những người ngoại quốc học tiếng Việt ) có thể giao tiếp với nhau, trình bày những suy nghĩ, ý muốn của họ mà mọi người đều hiểu được.

Ví dụ : Một người sử dụng ngôn ngữ Pháp và một người sử dụng ngôn ngữ Thái giao tiếp với nhau, mà cả hai không biết ngôn ngữ đối phương đang nói hoặc cả hai không đồng tình sáng tạo hay chọn lựa đưa ra một ngôn ngữ chung, thì họ sẽ không bao giờ giao tiếp được với nhau.

 

Tính chất chung

Yếu tố chung trong thành phần ngôn ngữ

Các âm / thanh :

  • Nguyên âm : b, c, d, g, t, k, l, …
  • Phụ âm : a, e, i, o, u, … ( Tiếng Việt có â, ă, ê, ư, ô,…)
  • Thanh : thanh sắc , thang ngã, thanh huyền… ( đi đôi với các dấu câu: dấu sắc, dấu ngã, dấu huyền,…)

Các tiếng ( âm tiết) : nhà, hoa, lá, cỏ, xe,…

Các từ : xe đạp, bản đồ, cô giáo,…

Các thành ngữ, quán ngữ : thuận buồm xuôi gió, chậm như rùa,…

Quy tắc, phương thức chung trong cấu tạo, sử dụng đơn vị ngôn ngữ

Quy tắc cấu tạo kiểu câu

  • Quy tắc cấu tạo kiểu câu đơn, có chủ- vị. Ví dụ : Học sinh thích nghỉ hè.
  • Quy tắc cấu tạo kiểu câu ghép, có 2 cụm chủ-vị và cặp quan hệ từ. Ví dụ : Nếu học sinh siêng năng học tập, rèn luyện, thì tương lai các em sẽ thành công.

Phương thức chuyển nghĩa từ

Là chuyển nghĩa gốc của một từ sang nghĩa phái sinh.

Ví dụ :Chuyển nghĩa của từ chỉ cảm giác (nóng, lạnh, ấm,…) sang chỉ một tính cách ( nóng tính, tính tình lạnh lùng, con người ấm áp,…)

Ví dụ :Chuyển nghĩa của từ chỉ ngoại hình ( béo) sang chỉ một mức độ lợi nhuận (một khách hàng béo bở )

 

Lời nói – Sản phẩm riêng của cá nhân

Gồm lời nói miệng và văn viết.

Ví dụ : Lời nói phải do một người nói, người đó phải sử dụng các quy tắc về từ, nghĩa của loại ngôn ngữ đang nói để câu nói có nghĩa, thể hiện được suy nghĩ.

Đặc điểm

Giọng nói cá nhân

  • Ví dụ : Mỗi người nói giọng trầm, cao khác nhau, có người nói chuyện súc tích, người kéo dài giọng điệu lê thê; người già có giọng khàn đặc, trẻ em giọng lảnh lót, …

Vốn từ cá nhân

  • Ví dụ : Mỗi người sẽ có một vốn từ nhất định và riêng cho mình, có người thích nói heo, nhưng người quen nói lợn; có người nói sợ quá, người lại quen nói kinh quá, hãi quá

Chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ

  • Ví dụ : Tôi muốn tắt nắng đi
  • Ví dụ : Trời ơi, tôi muốn uống hồn em! ( Xuân Diệu )

Tạo ra từ mới

  • Ví dụ : Anh ta bị ném đá dữ dội trên các trang mạng xã hội.
  • Ví dụ : Các cô buổi chiều hay ngồi chém gió.

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc, phương thức

  • Ví dụ : Lom khom dưới núi, tiều vài chú. ( Sử dụng biện pháp đảo ngữ thuần thục )
  • Ví dụ : Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc / Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng. ( Sử dụng phép điệp vòng )

Phong cách ngôn ngữ cá nhân

  • Ví dụ : Tuy cùng thời, nhưng phong cách ngôn ngữ của Bà Huyện Thanh quan và Hồ Xuân Hương khác nhau, Tú Xương và Nguyễn Khuyến khác nhau
  • Ví dụ : Tuy cùng viết về chủ đề người nông dân, nhưng cách viết, cách thể hiện qua phong cách ngôn ngữ của Nam Cao, Ngô Tất Tốhoàn toàn khác nhau

*So sánh ngắn gọn ngôn ngữlời nói

Ngôn ngữ Lời nói

Do cộng đồng, xã hội thống nhất tạo ra

Có tính tập thể

Giúp mọi người hiểu nhau

Do một cá nhân tạo ra

Có tính bản ngã, cá thể

Giúp thể hiện bản thân

 

Luyện tập

Bài tập 1

Bác Dương nay đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Thôi : đồng nghĩa với từ mất, chết. Tác giả dùng thay cho từ chết để nói giảm nói tránh.

=> Thể hiện nỗi đau đớn của Nguyễn Khuyến trước sự mất mát to lớn, mất đi người bạn tri âm tri kỉ. Đồng thời dùng từ thôi với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng để bày tỏ tình cảm sâu sắc tác giả dành cho Dương Khuê.

 

Bài tập 2

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Thay vì là:

Từng đám rêu xiên ngang mặt đất,

Đá mấy hòn đâm toạc chân mây.

Cách sắp đặt từ ngữ của Hồ Xuân Hương (bằng biện pháp đảo ngữ liên tiếp) tạo được hiệu quả giao tiếp cực tốt.

  • Đảo động từ mạnh và trạng từ chỉ hướng lên đầu : xiên ngang, đâm toạc. Thể hiện, nhấn mạnh sự dứt khoác, mạnh mẽ, kiên cường trong từng cử động.
  • Đảo từ chỉ nơi chốn : mặt đất, chân mây. Cho thấy sự cử động tuy là của vật nhỏ, không đáng kể nhưng tác động mạnh mẽ đến những thứ to lớn, tưởng chừng như không thể phá vỡ.
  • Đảo chủ ngữ : Cho thấy sự vật tuy nhỏ bé, không đáng quan tâm nhưng lại mang một sức sống, chuyển động mãnh liệt.

=> Càng đem động từ mạnh, trạng từ lên đầu, ta càng thấy được sự quyết liệt trong sự sống, trong khát vọng sống, tinh thần mạnh mẽ, nỗi niềm phẫn uất của Bà chúa thơ Nôm.

 

Bài tập 3

Ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ. Trong cuộc sống cũng có những mối quan hệ như thế:

  • Có rất nhiều sách được phát hành, tất cả đều được gọi chung là sách. Nhưng dựa vào đặc điểm, tính chất, nội dung riêng của mỗi quyển sách mà ta phân loại ra sách tham khảo, tiểu thuyết, sách giáo khoa,…
  • Mỗi chúng ta đều được gọi là con người. Tuy nhiên, mỗi người lại có một cá tính, đặc điểm, tư tưởng,… mà chỉ riêng mình ta có.
Người đóng góp
Comments to: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân