Tìm hiểu chung

Tác giả Ernest Hemingway

Nhà văn Ernest Hemingway (1899 – 1961)

Tiểu sử

  • Ernest Hemingway sinh ngày 21 tháng 07 năm 1899, mất ngày 02 tháng 07 năm 1961.
  • Ông là một phần của của cộng đồng những người xa xứ ở Paris trong thập niên 20, thế kỷ XX.
  • Là một trong những cựu quân nhân trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Sự nghiệp văn học

Các tác phẩm tiêu biểu

  • Mặt trời vẫn mọc (1926)
  • Giã từ vũ khí (1929)
  • Chuông nguyện hồn ai (1940)
  • Trong thời đại chúng ta (1925)
  • Ông già và biển cả (1952)

Các giải thưởng

  • Huân chương Bạc cho Lòng dũng cảm trong Chiến đấu trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
  • Huân chương sao Đồng.
  • Giải Cống hiến của Học viện Văn học – Nghệ thuật Hoa Kỳ.
  • Giải Pulitzer cho tác phẩm Ông già và biển cả.
  • Giải Nobel Văn học

Tác phẩm

  • Đây là một kết tinh tiêu biểu của những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của ông.
  • Tác phẩm xuất hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiều qua lối viết giản dị. Song, qua đó đã gợi lên nhiều ý nghĩ sẽ được người đọc rút ra.

Tóm tắt

Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô – một “ông già” đánh cá người Cuba, 74 tuổi. Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một mống cá nào, dân làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi câu chung với lão nữa.

Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng tây bắc.

Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên. Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông.

Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập – phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh, giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng lão biết con cá kiếm của mình chỉ còn trơ lại một bộ xương.

Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống giường và chìm vào giấc ngủ, rồi mơ về những con sư tử

Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề Ông già và biển cả mang nhiều ý nghĩa sâu xa:

Con người đối lập với biển khơi bởi biển khơi thì quá mênh mông còn con người thì nhỏ bé. Trong nhan đề, tác giả đặt con người ngang hàng với biển khơi tức là muốn đặt con người ngang hàng với thiên nhiên, vạn vật. Tác giả muốn khẳng định con người vẫn sẽ chủ động đứng vững trước thiên nhiên và trước cuộc đời đầy giông tố, khó khăn.

Đọc – hiểu văn bản

Hình tượng con cá kiếm

  • Nó là một con cá rất to và đẹp:
    • Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm.
    • thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình nó.
    • Cánh vi trên lưng xếp lại
    • Bộ vây to sụ bên sườn
    • Ông lão cảm nhận nó hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng.
    • Những đường sọc ấy lớn hơn cả bàn tay người xòe rộng, còn mắt nó trông dửng dư như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước.
  • Nó có một sức mạnh ghê gớm:
    • Nó bơi một vòng tròn rất lớn.
    • Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy.
    • Lát sau, con cá không quật dây đáy nữa và bắt đầu lại lượn vòng chầm chậm. 
  • Dù cận kề với cái chết nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận sự kiên cường, bất khuất của con cá kiếm: Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực.
  • Tầm vóc của con cá kiếm làm chiến thắng của ông lão Xan-ti-a-gô trở nên vinh quang hơn.
  • Ý nghĩa hình tượng con cá kiếm:
    • Con cá kiếm không chỉ là đối tượng đi săn bình thường của ngư dân mà trong đoạn trích, con cá kiếm mang “hình tượng văn học mang tính người”. Nó toát lên vẻ đẹp cao thượng, uy dũng, bất khuất trước những điều đe dọa tính mạng. → Thông qua hình tượng con cá kiếm, tác giả muốn đề cao vẻ đẹp cao thượng trong cuộc đời.
    • Hình tượng con cá kiếm đại diện cho sức mạnh của thiên nhiên.
    • Hình tượng con cá kiếm đại diện cho những khó khăn mà con người phải trải qua trong cuộc sống.
    • Hình tượng con cá kiếm đại diện cho khát vọng, lý tưởng và hành trình thực hiện ước mơ của con người.

Hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô

  • Ông là một lão ngư kiên trì và đầy cố gắng: Suốt 84 ngày liền, ông không bắt được một mống cá nào. Nhưng lão ngư vẫn không bỏ cuộc, ông vẫn tiếp tục ra khơi. → Là biểu tượng của người nghệ sĩ không ngừng tìm tòi, không ngừng học hỏi và không ngừng sáng tạo.
  • Ông là một lão ngư lành nghề, giàu kinh nghiệm:
    • Chỉ cần nhìn vào độ nghiêng, độ chếch, độ căng của sợi dây mà lão có thể đoán chính xác vị trí và hành động của con cá kiếm:
      • từ độ chếch của sợi dây lão có thể biết con cá đang liên tục ngoi lên trong lúc bơi.
      • độ căng của sợi dây cho thấy con cá quay về phía thuyền
      • cứ mỗi vòng bơi bình lặng của con cá thì lão lại thu dây vào và lão chắc chỉ chừng hai vòng nữa thôi thì lão sẽ có cơ hội phóng lao vào nó.
    • Điêu luyện trong hành động đánh bắt cá:
      • Ông tin tưởng vào khả năng của bản thân: tao sẽ tóm được mày ở đường lượn, ta sẽ di chuyển được nó
      • Ông luôn động viên bản thân để giữ cho đầu óc tỉnh táo và quyết tâm chinh phục được con cá.
  • Ý nghĩa hình tượng lão đánh cá Xan-ti-a-gô:
    •  Khát vọng của ông lão chính là khát vọng muốn chinh phục thiên nhiên của con người.

    • Sức mạnh phi thường và khả năng không có giới hạn của con người.

    • Người nghệ sĩ sau quá trình lao động nghệ thuật đã đạt được thành quả mình mong muốn.

 

Tổng kết

Nghệ thuật

  • Miêu tả sống động.
  • Ngôn ngữ trong sáng, giản dị.
  • Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
  • Lối kể chuyện độc thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật.
  • Chuyển hóa bức tranh từ nhưng nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn.

Nội dung

  • Hình ảnh lão đánh cá dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất là vẻ đẹp của ước mơ.
  • Thể hiện hành trình biến ước mơ thành hiện thực của con người.
Người đóng góp
Nếu thích bài viết của Trần Nguyễn Nam Phương, hãy theo dõi trên
Comments to: Ông già và biển cả