Định nghĩa

Cho 0<a \neq 1

Hàm số dạng y=a^x được gọi là hàm số mũ cơ số a.

Hàm số dạng y=\log_a{x} được gọi là hàm số logarit cơ số a.

Lưu ý:

Kí hiệu y=\log{x} dùng đề chỉ hàm số logarit cơ số 10.

Kí hiệu y=\ln{x} dùng để chỉ hàm số logarit cơ số e.

 

Một số giới hạn liên quan tới hàm số mũ và hàm số logarit

Người ta chứng minh được rằng:

\lim_{x\rightarrow 0}{\frac{\ln{(x+1)}}{x}}=1

\lim_{x\rightarrow 0}{\frac{e^x-1}{x}}=1

Ví dụ 1: Tính các giới hạn sau:

a. \lim_{x\rightarrow 0}{\frac{\ln{\left (1+\sin{x} \right )}}{x}}

b. \lim_{x\rightarrow 0}{\frac{\sqrt[3]{e^x}-1}{x}}

Bài giải

a. \lim_{x\rightarrow 0}{\frac{\ln{\left (1+\sin{x} \right )}}{x}}= \lim_{x\rightarrow 0}{\left [\frac{\ln{\left (1+\sin{x} \right )}}{\sin{x}}.\frac{\sin{x}}{x} \right ]}=1.1=1

b. \lim_{x\rightarrow 0}{\frac{\sqrt[3]{e^x}-1}{x}}=\lim_{x\rightarrow 0}{\left (\frac{e^\frac{x}{3}-1}{\frac{x}{3}}.\frac{1}{3} \right )}=1.\frac{1}{3}=\frac{1}{3}

 

Đạo hàm của hàm số mũ và hàm số logarit

Đạo hàm của hàm số mũ

Cho 0<a \neq 1 và K là một khoảng hay hợp của nhiều khoảng nào đó.

Hàm số y=a^x có đạo hàm tại mọi điểm x \in \mathbb{R} và 

\left (a^x \right )'=a^x.\ln{a}

Nói riêng: \left (e^x \right )'=e^x

Nếu u=u(x) là hàm số có đạo hàm trên K thì hàm số y=a^{u(x)} có đạo hàm trên K và

\left (a^{u(x)} \right )'=a^{u(x)}.\ln{a}.u'(x)

Nói riêng: \left (e^{u(x)} \right )'=e^x.u'(x)

Ví dụ 2: Tìm đạo hàm của hàm số y=(x+1)e^{2x}

Bài giải

y'=(x+1)'.e^{2x}+(x+1).(e^{2x})'

=e^{2x}+(2x)'(x+1).e^{2x}

=e^{2x}+2(x+1).e^{2x}

=(2x+3).e^{2x}

Đạo hàm của hàm số logarit

Cho 0<a \neq 1 và K là một khoảng hay hợp của nhiều khoảng nào đó

Hàm số y=\log_a{x} có đạo hàm tại mọi điểm x>0 và 

\left (\log_a{x} \right )'=\frac{1}{x.\ln{a}}

Nói riêng: \left (\ln{x} \right )'=\frac{1}{x}

Nếu u=u(x) là hàm số nhận giá trị dương và có đạo hàm trên K thì hàm số y=\log_a{u(x)} có đạo hàm trên K và:

\left (\log_a{u(x)} \right )'=\frac{u'(x)}{u(x).\ln{a}}

Nói riêng: \left (\ln{u(x)} \right )'=\frac{u'(x)}{u(x)}

Ví dụ 3: Chứng minh \forall x<0, ta có \left (\ln{(-x)} \right )'=\frac{1}{x}

Bài giải

\forall x<0, ta có: \left (\ln{(-x)} \right )'=\frac{(-x)'}{-x}=\frac{-1}{-x}=\frac{1}{x}

 

Hệ quả

\left (\ln{\left | x \right |} \right )'=\frac{1}{x}\ (x\neq0)

Nếu u=u(x) là hàm số nhận giá trị khác 0 và có đạo hàm trên K thì:

\left (\ln{\left | u(x) \right |} \right )'=\frac{u'(x)}{u(x)}\ (\forall x\in K)

 

Sự biến thiên và đồ thị của hàm số mũ và hàm số logarit

Hàm số y=a^x

  • Tập xác định: \mathfrak{D}=\mathbb{R}
  • Đạo hàm: y'=a^{x}.\ln{a}
a>1 y'>0, \forall x \in \mathbb{R}
0<a<1 y'<0, \forall x \in \mathbb{R}
  • Giới hạn và tiệm cận:
a>1 \lim_{x\rightarrow +\infty}=+\infty\lim_{x\rightarrow -\infty}=0 TCN: y=0 (x \rightarrow -\infty)
0<a<1 \lim_{x\rightarrow -\infty}=+\infty \lim_{x\rightarrow +\infty}=0 TCN: y=0 (x \rightarrow +\infty)
  • Bảng biến thiên:

a>1

0<a<1

  • Đồ thị hàm số luôn cắt trục tung tại điểm M(0;1) (do a^0=1) và nằm phía trên trục hoành

Hàm số y=\log_a{x}

  • Tập xác định: \mathfrak{D}=(0;+\infty)
  • Đạo hàm: y'=\frac{1}{x.\ln{a}}
a>1 y'>0, \forall x \in \mathfrak{D}
0<a<1 y'<0, \forall x \in \mathfrak{D}
  • Giới hạn và tiệm cận:
a>1 \lim_{x\rightarrow +\infty}y=+\infty\lim_{x\rightarrow 0^+}y=-\infty TCĐ: x=0 (x\rightarrow 0^+)
0<a<1 \lim_{x\rightarrow 0^+}y=+\infty\lim_{x\rightarrow +\infty}y=-\infty TCĐ: x=0 (x\rightarrow 0^+)
  • Bảng biến thiên:

a>1

0<a<1

  • Đồ thị hàm số luôn cắt trục tung tại điểm M(1;0) (do \log_a{1}=0) và nằm bên phải trục tung

Nhận xét: Đồ thị các hàm số y=\log_a{x}y=a^x đối xứng với nhau qua đường thằng y=x.

Bài tập

  1. Tìm tập xác định của hàm số y= \left ( x^2-x-2 \right )^{-\log{1000}}
  2. Tìm tập xác định của hàm số y =\left ( 3x-x^2 \right )^{-\frac{\pi}{2}}
  3. Tìm tập xác định của hàm số y=2019^{\frac{3}{\sqrt{4-x^2}}}
  4. Tìm tập xác định của hàm số y= \log_{\frac{\sqrt{2}}{2}}{\left (-x^2-x+6 \right )}
  5. Tìm m để hàm số y=\log_{2}{\left [ (m-1)x^2+2(m-3)x+1 \right ]} xác định với \forall x \in \mathbb{R}.
  6. Tìm khoảng đồng biến của hàm số y =\left ( \frac{2}{3} \right )^{x^2-6x+3}.
  7. Tìm khoảng nghịch biến của hàm số y=\log_{2}{\left ( -x^2-4x \right )}
  8. Tìm m để hàm số y = \ln\left (x^2+1\right )-mx+ 1 luôn đồng biến trên (-\infty;+\infty).
Người đóng góp
Comments to: Bài 4: Hàm số mũ – Hàm số logarit