1. Hàm số mũ - Hàm số lũy thừa - Hàm số logarit
  2. Lớp 12
  3. Toán lớp 12

Bài 5: Phương trình mũ và phương trình logarit

Phương trình mũ

Phương trình mũ cơ bản

Định nghĩa

Phương trình mũ cơ bản là phương trình có dạng:

a^x=m với a,\ m cho trước thỏa mãn a > 0a \neq 1 (x là ẩn số)

Cách giải

Nếu m\leq 0 thì phương trình vô nghiệm vì a^x>0, \forall x

Nếu m>0 thì a^x=m \Leftrightarrow x=\log_a{m}

Ví dụ 1: Giải phương trình 2^{2x}+4^{x+1}=10

Bài giải

2^{2x}+4^{x+1}=10 \\\Leftrightarrow 4^x+4.4^x=10 \\\Leftrightarrow 4^x(1+4)=10 \\\Leftrightarrow 4^x=2 \\\\\Leftrightarrow x=\log_4{2}=\frac{1}{2}

Vậy S=\left \{ \frac{1}{2} \right \}

 

Một số phương pháp giải phương trình mũ

Phương pháp đưa về cùng cơ số

Tính chất: với 0<a\neq 1 thì 

a^\alpha=a^\beta \Leftrightarrow \alpha=\beta

Ví dụ 2: Giải phương trình 3^{x-1}=9^{2x+1}

Bài giải

3^{x-1}=9^{2x+1} \\\Leftrightarrow 3^{x-1}=3^{4x+2} \\\Leftrightarrow x-1=4x+2 \\\Leftrightarrow x=-1

Vậy S=\left \{ -1 \right \}

 

Phương pháp đặt ẩn phụ

Đặt t=a^{x} \Rightarrow x=\log_a{t}, điều kiện: t>0, ta biến đổi phương trình đã cho theo t rồi ta tìm x

Ví dụ 3: Giải phương trình 9^{x}-4.3^x-45=0

Bài giải

9^{x}-4.3^x-45=0\\\Leftrightarrow \left ({3^x} \right )^2-4.3^x-45=0

Đặt t=3^x (t>0) \Rightarrow x=\log_3{t}, phương trình trở thành:

t^2-4t-45=0

\Leftrightarrow \begin{bmatrix} t=9\\ t=-5 \end{matrix}

So điều kiện, ta nhận t=9.

Khi đó: x=\log_3{9}=2

Vậy S=\left \{2 \right \}

 

Phương pháp logarit hóa

Với phương trình không cùng cơ số dạng a^{f(x)}=b^{g(x)} (a,b>0,\ \ a,b \neq 1), lấy logarit cơ số a (hoặc b) cho hai vế, ta có:

a^{f(x)}=b^{g(x)}\Leftrightarrow \log_a{a^{f(x)}}=\log_a{b^{g(x)}}\Leftrightarrow f(x)=g(x).\log_a{b}

Ví dụ 4: Giải phương trình 2^{x-3}=5^{x^2-5x+6}

Bài giải

2^{x-3}=5^{x^2-5x+6} \\\Leftrightarrow \log_2{2^{x-3}}=\log_2{5^{x^2-5x+6}} \\\Leftrightarrow x-3=(x^2-5x+6)\log_2{5} \\\Leftrightarrow (x-3)(x-2)\log_2{5}-(x-3)=0 \\\Leftrightarrow (x-3)\left [(x-2)\log_2{5}-1 \right ]=0 \\\\\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x-3=0\\ (x-2)\log_2{5}=1 \end{matrix} \\\\\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x-3=0\\ x-2=\log_5{2} \end{matrix} \\\\\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=3\\ x=\log_5{2}+2 \end{matrix}

Vậy S=\left \{ 3;\log_5{2}+2 \right \}

 

Phương pháp dùng tính đơn điệu của hàm số

Ta đưa về bài toán biện luận nghiệm dựa vào khảo sát hàm số

Ví dụ 5: Giải phương trình 2^x+3^x+5^x=10

Bài giải

2^x+3^x+5^x=10 \\\Leftrightarrow 2^x+3^x+5^x-10=0

Xét hàm số f(x)=2^x+3^x+5^x-10, ta có:

f'(x)=2^x.\ln{2}+3^{x}.\ln{3}+5^x.\ln{5}>0, \forall x \in \mathbb{R}

\Rightarrow f(x) đồng biến trên \mathbb{R}

\Rightarrow phương trình f(x)=0 có duy nhất 1 nghiệm

f(1)=0 nên x=1 là nghiệm duy nhất của phương trình f(x)=0

Vậy S=\left \{ 1 \right \}

 

Phương trình logarit

Phương trình logarit cơ bản

Định nghĩa

Phương trình mũ cơ bản là phương trình có dạng:

\log_a{x}=m với a,\ m cho trước thỏa mãn a > 0a \neq 1 (x là ẩn số)

Cách giải

Phương trinh luôn có nghiệm duy nhất x=a^m

Ví dụ 6: Giải phương trình \log_3{x}+\log_3{\left (x+2 \right )}=1

Bài giải

\mathfrak{D}=(0;+\infty)

\log_3{x}+\log_3{\left (x+2 \right )}=1\\ \\\Leftrightarrow \log_3{\left [x(x+2) \right ]}=1\\ \\\Leftrightarrow x(x+2)=3^1\\ \\\Leftrightarrow x^2+2x-3=0\\\\ \Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=1\\ x=-3 \end{matrix}

So điều kiện, ta nhận x=1

Vậy S=\left \{ 1 \right \}

 

Một số phương pháp giải phương trình mũ

Phương pháp đưa về cùng cơ số

Tính chất: với 0<a\neq 1 thì 

\log_a{\alpha}=\log_a{\beta}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \alpha=\beta\\ \alpha>0\ (\textup{hay}\ \beta>0) \end{matrix}\right.

Ví dụ 7: Giải phương trình \log_4{\left (x+12 \right )}.\log_x{2}=1

Bài giải

\mathfrak{D}=(0;+\infty)\setminus \left \{ 1 \right \}

\log_4{\left (x+12 \right )}.\log_x{2}=1 \\\Leftrightarrow \log_4{(x+12)}=\log_2{x} \\\Leftrightarrow \log_2{(x+12)}=2\log_2{x} \\\Leftrightarrow \log_2{(x+12)}=\log_2{x^2} \\\Leftrightarrow x^2=x+12 \\\Leftrightarrow x^2-x-12=0 \\\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=4\\ x=-3 \end{matrix}

So điều kiện, ta nhận x=4

Vậy S=\left \{ 4 \right \}

 

Phương pháp đặt ẩn phụ

Đặt t=\log_a{x}\Rightarrow x=a^t, ta biến đổi phương trình đã cho theo t rồi ta tìm x

Ví dụ 8: Giải phương trình \log^2_2{x}-3\log_2{x}+2=0

Bài giải

\mathfrak{D}=(0;+\infty)

Đặt t=\log_a{x}, phương trình trở thành: t^2-3t+2=0

\Leftrightarrow \begin{bmatrix} t=1\Rightarrow x=2^1=2\\ t=2\Rightarrow x=2^2=4 \end{matrix}

Vậy S=\left \{ 2;4 \right \}.

 

Phương pháp dùng tính đơn điệu hàm số

Ví dụ 9: Giải phương trình 2^x=2-\log_3{x}

Bài giải

\mathfrak{D}=(0;+\infty)

2^x=2-\log_3{x} \\\Leftrightarrow 2^x+\log_3{x}-2=0

Xét hàm số f(x)=2^x+\log_3{x}-2, ta có:

f'(x)=2^x.\ln{2}+\frac{1}{x.\ln{3}}>0, \forall x \in (0;+\infty)

\Rightarrow f(x) đồng biến trên \mathfrak{D}

\Rightarrow phương trình f(x)=0 có duy nhất 1 nghiệm

f(1)=0 nên x=1 là nghiệm duy nhất của phương trình f(x)=0

Vậy S=\left \{ 1 \right \}

 

Bài tập

1. Giải phương trình 2^{x^2-5x+6}=1

2. Giải phương trình5^{3x-2}=\left ( \frac{1}{5} \right )^{-x^2}

3. Giải phương trình 4^{2x+5}=2^{2-x}

4. Giải phương trình 9^{|3x-1|}=3^{8x-2}

5. Giải phương trình 6^{x^2+1}.2^{x^2-1}=36

Người đóng góp
Comments to: Bài 5: Phương trình mũ và phương trình logarit