1. Ngữ văn lớp 11

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh, lĩnh hội lời nói cá nhân.

Ngược lại trong lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi, phát triển ngôn ngữ chung hơn.

 

Luyện tập

Bài tập 1 / 35

  • Từ nách được biết đến phổ biến, mang nghĩa “mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực”. 
  • Trong câu thơ của Nguyễn Du, từ nách lại chỉ góc tường, nơi tiếp giáp hai mặt tường.

=> Từ nách trở thành hình ảnh ẩn dụ, nách tườngnách người đều có những đặc điểm giống nhau : đều là nơi tiếp giáp, nối liền hai bộ phận.

==> Sự sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ quen thuộc của Nguyễn Du, làm tăng tính độc đáo, gợi hình cho câu thơ.

 

Bài tập 2 / 36

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

( Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II )

=> Từ xuân mang hai nghĩa :

  • Xuân nghĩa là tuổi tác, mỗi mùa xuân ứng với một tuổi
  • Xuân nghĩa là tuổi trẻ, là thanh xuân, là khoảng thời gian tươi đẹp, xuân sắc

==> Hồ Xuân Hương chán nản bởi thời gian qua đi nhanh chóng, mỗi mùa xuân cứ tuần hoàn trở lại khiến tuổi tác càng thêm, nhưng tuổi xuân thì lại mất đi.

 

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.

( Nguyễn Du, Truyện Kiều )

=> Xuân : là xuân sắc, là vẻ đẹp tràn đầy sức sống của người con gái khi xuân thì, còn trẻ

==> Câu thơ này Nguyễn Du ví vẻ đẹp tươi trẻ của Thúy Kiều và những người con gái khác như cành xuân, một nhánh cây mỏng manh dễ bị bọn gian tham, đê hèn quen tay bẻ gãy, cướp đoạt. 

 

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

( Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê )

=> Từ xuân mang hai nghĩa :

  • Xuân ở đây gợi sự đẹp đẽ, sóng sánh, ngon lành, say nồng của chén rượu
  • Xuân đồng thời chỉ những niềm vui tràn trề của tuổi trẻ, tuổi xuân

==> Nguyễn Khuyến gợi nhớ lại những kỉ niệm tươi đẹp của tuổi trẻ cùng người bạn của mình qua những buổi uống rượu ngon, cùng tâm sự.

 

Mùa xuân (1) là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2).

( Hồ Chí Minh )

=> Hai từ xuân ở hai câu mang nghĩa khác nhau :

  • Xuân (1) : mang nghĩa gốc, là mùa đầu tiên trong năm
  • Xuân (2) : là sức sống, nguồn năng lượng mới, giúp trở nên hăng hái, tươi trẻ

==> Câu thơ của Hồ Chủ tịch ca ngợi mùa xuân tươi đẹp, cũng như khuyến khích trồng cây, để cho đất nước cũng tươi trẻ như mùa xuân mới vậy.

 

Bài tập 3 / 36

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

( Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá )

=> Mặt trời ở đây vẫn mang nghĩa gốc, nhưng tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánhnhân hóa , ví mặt trời như một hòn lửa khổng lồ dần lặn xuống biển khơi rộng lớn.

 

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,

Mặt trời chân lí chói qua tim.

( Tố Hữu, Từ ấy )

=> Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, mặt trời chuyển nghĩa thành lí tưởng, chân lí cách mạng  của Đảng. Đặc điểm của phép ẩn dụ ở đây là sự giống nhau giữa mặt trời ( mang lại ánh sáng, sự sống cho nhân loại) và lí tưởng cách mạng ( mang lại ánh sáng, khai mở cho lí tưởng sống của tác giả nói riêng và nhân loại nói chung).

 

Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời (2) của mẹ, em nằm trên lưng.

( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ )

=> Mặt trời ở hai câu thơ mang nghĩa khác nhau:

  • Mặt trời (1) : mang nghĩa gốc, ánh sáng của mặt trời là yếu tố quan trọng giúp cây bắp phát triển.
  • Mặt trời (2) : sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, mặt trời của người mẹ chính là đứa con, là em bé.  Đứa con sẽ trở thành động lực, giúp mẹ có thêm ý chí, tình thương,…

 

Bài tập 4 / 36

a.  Từ mới : mọn mằn

  • Tiếng có sẵn : mọn  -> Nghĩa là nhỏ bé, không đáng kể
  • Láy phụ âm đầu : m
  • Từ gốc ( mọn ) đặt trước, từ láy đặt sau
  • Đổi vần thành ăn, đổi thanh nặng thành thanh huyền

=> Mọn mằn vẫn mang nghĩa nhỏ bé, không đáng kể

 

b.  Từ mới : giỏi giắn

  • Tiếng có sẵn : giỏi  -> Nghĩa là giỏi giang, tài giỏi
  • Láy phụ âm đầu : gi
  • Từ gốc ( giỏi ) đặt trước, từ láy đặt sau
  • Đổi vần thành ăn, đổi thanh hỏi thành thanh sắc

=> Giỏi giắn là rất giỏi, nhanh nhạy

 

c.  Từ mới : nội soi 

  • Tiếng có sẵn : nội ( là bên trong ), soi ( là quan sát những nơi phức tạp, hoặc nhỏ bé )
  • Dùng phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ : tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính

=> Nội soi là một kĩ thuật y học, sử dụng dụng cụ chuyên biệt ( ống nội soi ) để đưa vào trong cơ thể và tìm ra nguyên nhân bệnh lí.

 

Người đóng góp
Comments to: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)