1. Ngữ văn lớp 11

Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Bài tập 1 / 43

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Hãy phân tích hai căn bệnh trên.

Tự ti

Giải thích : Tự ti là thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân.

Biểu hiện :

  • Là người khá nhút nhát, mặc cảm, tính tình thụ động, mềm yếu, thu mình.
  • Vì không tin vào khả năng của bản thân nên dù có nghĩ, có sáng tạo cũng không dám làm, không dám trải nghiệm.
  • Sợ sệt dư luận, sợ đám đông, ngại bày tỏ bản thân
  • Né tránh những dự án, công việc được giao, không đưa ra những chủ kiến riêng.

Tác hại :

  • Tự tạo cho mình một lối sống thụ động, yếu đuối, khép kín.
  • Dễ bị ức hiếp, lợi dụng, xem thường.
  • Khiến mọi người xa lánh, không quý trọng, không tin tưởng hợp tác làm việc.
  • Sự xa rời cộng đồng, gây thiếu đoàn kết, mất đi nhiều đức tính tốt.
  • Phá hoại tương lai của chính mình, vì không có tính sáng tạo, đóng góp ý kiến.

 

Tự phụ

Giải thích : Tự phụ là thái độ kiêu căng, đề cao bản thân, xem thường người khác.

Biểu hiện :

  • Luôn cho mình đúng, cho rằng ý kiến của mình là tốt nhất, cao ngạo, ương bướng.
  • Xem thường khả năng, đóng góp của người khác
  • Khi làm được gì đó sẽ kiêu ngạo, khi người khác không làm được thì khinh thường.

Tác hại :

  • Bị mọi người xa lánh, không tôn trọng, ghét bỏ, bị cô lập
  • Ý kiến dù hay cũng không được đánh giá cao, vì không có sự hợp tác với cộng đồng.
  • Bản thân không học được điều mới, không biết rút kinh nghiệm.

 

Thái độ sống hợp lí

  • Sống hòa nhã, chan hòa, khiêm tốn chứ không tự ti, tự tin chứ không tự phụ.
  • Có ý thức sâu sắc về bản thân, luôn học tập, rèn luyện trau dồi bản thân không ngừng về cả trí tuệ lẫn nhân cách.
  • Năng động trong công việc, biết tiếp thu và luôn sáng tạo, giữ vững lập trường.

 

Bài tập 2 / 43

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ :

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

( Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi hương )

  • Nghệ thuật đảo ngữ : lôi thôi sĩ tử, ậm ọe quan trường -> Làm bật lên đặc điểm nổi trội của hai đối tượng trong kì thi.
  • Từ ngữ giàu hình tượng : lôi thôi, ậm ọe -> Đều là tính từ chỉ sự thôi lôi, nhếch nhác
  • Phép đối rất chỉnh giữa hai câu : lôi thôi – ậm ọe , sĩ tử – quan trường, vai đeo lọ – miệng thét loa -> Sự đối xứng, ngang nhau về tính chất, hành động.

=> Quang cảnh trường thi trong Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương bao gồm những người sĩ tử đi thi nhưng không có sự nghiêm túc, kĩ càng, vừa luộm thuộm, lôi thôi, không ra dáng một người đi thi. Bên cạnh đó còn là những vị quan canh thi nhưng ậm ọe, ấp úng, không oai nghiêm, đứng đắn, chỉ biết ra oai bằng cách hét.

==> Trong một kì thi mà người đi thi và người canh thi đều không nghiêm chỉnh, tất cả trong một trạng thái, thái độ bỡn cợt, thiếu nghiêm chỉnh,…Từ đó có thể thấy sự suy tàn nghiêm trọng chốn thi cử – chế độ khoa cử – tình hình xã hội lúc bấy giờ. Trong hai câu thơ trên vừa phản ánh, vừa miêu tả, cũng vừa khinh bỉ, coi thường từ tác giả đến xã hội mục nát, xuống cấp.

Người đóng góp
Comments to: Luyện tập thao tác lập luận phân tích