1. Ngữ văn lớp 11

Ôn tập phần văn học

Nội dung

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Về mặt xã hội

  • Nước ta từ một nước phong kiến trở thành thuộc địa nửa phong kiến ; tính chất tư bản chủ nghĩa lan rộng ; những tầng lớp xã hội mới xuất hiện
  • Thực dân Pháp vô cùng tàn bạo và vô nhân tính. Nhưng sức sống, tinh thần của nhân dân ta vẫn vô cùng mãnh liệt, thể hiện trong cả các phong trào mà còn trong văn học

Về mặt văn hóa

  • Từ ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa chuyển sang văn hóa phương Tây, nhiều xu hướng văn hóa tiến bộ được tiếp nhận
  • Văn học thời kì này có nhiều tác phẩm đặc sắc (trong chương trình SGK):

Truyện ngắn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chí Phèo (Nam Cao), Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân),…

Tiểu thuyết: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh),…

Kịch: Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng),…

Văn học nước ngoài: Romeo và Juliet (Shakespear),…

 

Phương pháp ôn tập

Câu 1

Sự phân hóa của văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

  Bộ phận văn học công khai Bộ phận văn học không công khai
Khái niệm Văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của thực dân phong kiến. Văn học bất hợp pháp, ngoài vòng pháp luật, được lưu hành nội bộ.
Phân loại Văn học lãng mạn Văn học hiện thực  
Đặc điểm

Là tiếng nói cá nhân ; con người là trung tâm, đi sâu vào thế giới nội tâm ; chú trọng diễn tả cảm xúc.

Phơi bày thực trạng của xã hội ; cảm thông với tình cảnh của nhân dân ; đấu tranh chống áp bức ; đề cập đến thế sự, chú trọng phân tích, lí giải

  • Gồm thơ văn cách mạng, tác phẩm sáng tác trong tù
  • Ngày càng phát triển, tinh thần yêu nước nồng nàn.
  • Là tiếng nói của quần chúng nhân dân.
  • Luôn bị kẻ địch khủng bố, thiếu thốn điều kiện vật chất
Thành tựu Khối tình con (I,II,III), Tản Đà xuân sắc, tập Vang bóng một thời,… Chí Phèo, Bước đường cùng, Tắt đèn, Số đỏ,… Nhật kí trong tù, Từ ấy, Ngục Kon Tum, Ngục trung thư,…

 

Nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của văn học 

  • Do sự thúc bách của thời đại
  • Sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc
  • Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân
  • Một nguyên nhân khác là do việc xem văn chương dần trở thành nghề và hàng hóa.

 

Câu 2

So sánh các yếu tố khác biệt của tiểu thuyết hiện đại và tiểu thuyết trung đại

Tiểu thuyết hiện đại Tiểu thuyết trung đại
  • Đề tài tự thân, nhiều đề tài mới và nóng, đi sâu vào bản chất
  • Có cốt truyện hoặc không
  • Kết cấu tự do, nhân vật tự do
  • Đi vào mọi khía cạnh của xã hội, chân thực, không nhất thiết phải kết có hậu
  • Thường vay mượn đề tài, các chủ đề muôn thuở
  • Cốt truyện li kì
  • Tuyến nhân vật rõ ràng, kết cấu chương có sẵn
  • Thường kết thúc có hậu

 

Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

  • Là một trong các tác phẩm mở đầu cho thể loại tiểu thuyết hiện đại nên có tính chất của hiện đại lẫn một chút trung đại
  • Mượn đề tài từ văn học nước ngoài ; tuyến nhân vật, diễn biến chặt chẽ

 

Câu 3

Phân tích tình huống trong các truyện ngắn

Vi hành Tinh thần thể dục Chữ người tử tù Chí Phèo

Sự nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp đối với nhân vật “tôi”.

=> Người Pháp không phân biệt được khuôn mặt khác nhau của người da vàng, tạo nên tình huống độc đáo gây cười.

Bọn thực dân xin nhà dân nghèo trong mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân.

=> Cũng tạo nên tiếng cười trào phúng từ tình huống xin nhà dân của bọn chính quyền

Một người nghệ sĩ tài năng, nhân cách cao quý và một người giữ tù gặp nhau, sau đó trở thành tri âm tri kỉ.

=> Sự đối nghịch giữ hai tư tưởng, hai cách sống trong tình huống trớ trêu gặp nhau. Nhưng cuộc sống đều hướng họ về cái đẹp.

Chí Phèo gặp Thị Nở và hắn muốn trở lại làm người lương thiện.

=> Sự xuất hiện của tình người khiến Chí Phèo mong muốn được làm người. Điều đó phản ánh chân lí cuộc sống cũng như xã hội lúc bấy giờ.

 

Câu 4

Đặc sắc nghệ thuật của các truyện ngắn

Hai đứa trẻ Chữ người tử tù Chí Phèo
  • Không có cốt truyện, đi sâu vào phân tích tâm lí nhân vật
  • Nghệ thuật tương phản giữa bóng tối của phố huyện và ánh đèn tàu vô cùng đặc sắc.
  • Ngôn ngữ, cách viết nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy chất thơ
  • Điêu luyện trong cách sử dụng ngôn từ, lời văn nhịp nhàng, đầy tính nghệ thuật
  • Nghệ thuật tương phản đề cao cái đẹp, cái cao quý
  • Hình ảnh, ngôn ngữ trang trọng
  • Giá trị tác phẩm luôn hướng đến cái đẹp
  • Ngôn ngữ bình dị, quen thuộc, cách sử dụng gây ấn tượng
  • Linh hoạt trong chuyển vai, đối thoại
  • Đồng cảm sâu sắc với nhân vật và phản ánh mạnh mẽ, chân thực xã hội qua cách sử dụng hình ảnh và ngôn từ

 

Câu 5

Nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng

  • Tố cáo xã hội thượng lưu giả tạo, bịm bợm, dối trá, bị đồng tiền làm mờ mắt
  • Trào phúng từ nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia
  • Dùng các biện pháp nghệ thuật độc đáo, miêu tả để phản ánh lối sống giả dối
  • Giọng điệu mỉa mai, khinh bỉ, giễu cợt đằng sau câu chữ

=> Các đối tượng phê phán : người theo Tây hóa lố lăng, những kẻ sống vì đồng tiền, kẻ còn độc đoán, cổ hủ.

 

Câu 6

Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Triển khai mâu thuẫn:

  • Lê Tương Dực là hôn quân, vì xây Cửu Trùng Đài mà cuộc sống người dân đã khổ nay còn khổ hơn
  • Vũ Như Tô chỉ mong tạo thành cái đẹp để đời, gắng sức xây Cửu Trùng Đài

=> Cửu Trùng Đài tuy do Vũ Như Tô xây, nhưng nó là mồ hôi xương máu của nhân dân. Càng mong mỏi cái đẹp, Vũ Như Tô càng gián tiếp khiến người dân thêm khổ cực.

Giải quyết mâu thuẫn:

  • Mâu thuẫn tư tưởng thực chất chưa được giải quyết triệt để, vì đến lúc chết Vũ Như Tô vẫn chưa nhận ra sai lầm
  • Mâu thuẫn của vở kịch thì giải quyết triệt để (hôn quân và cung nữ bị giết,…)

 

Câu 7

Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao :

Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có…” (Đời thừa)

Văn chương không cần người viết nhiều, viết giỏi, hay người sao chép giỏi.

  • Nếu chỉ cần như vậy, thì người viết đã không tuân thủ, không tôn trọng mục đích và giá trị cao cả của văn chương.
  • Viết hay đến mấy, mà ý nghĩa sáo rỗng, hoặc không thể hiện được cá tính, tư tưởng, hoặc không chạm đến được tư tưởng, tình cảm của người đọc, …thì văn chương không có giá trị.

Văn chương cần người đào sâu và sáng tạo

  • Văn học gắn với đời sống, phải viết bằng cái tâm, phải viết đúng, viết thật, viết để hiểu mình và hiểu đời, viết để mọi người cũng hiểu mình và hiểu đời.
  • Nhà văn phải sáng tạo để tìm kiếm và đưa vào văn chương mọi ngóc ngách của cuộc sống. Tìm kiếm một chủ đề mới, hoặc viết cho một cách nhìn mới,…. Sự đa dạng trong văn chương để sánh với sự đa dạng của đời sống với mục đích thể hiện quan điểm, đặc biệt là hướng con người đến với nhận thức và cái cao cả.

 

Câu 8

Khát vọng hạnh phúc của Romeo và Juliet trong Tình yêu và thù hận.

  • Hoàn cảnh của cặp đôi: éo le, bị ngăn cản bởi hai dòng họ có mối thù truyền kiếp
  • Cả hai nhận thức được sự thù hận, nhưng tình yêu to lớn khiến họ luôn suy nghĩ và bảo vệ cho đối phương
  • Khát vọng hạnh phúc thúc đẩy Romeo can đảm gạt hết tất cả và chiến đấu với mọi thứ vì tình yêu, cả Juliet cũng liều lĩnh nghe theo tiếng gọi con tim
  • Khát vọng to lớn đến mức họ sẵn sàng chết để được hạnh phúc, một người nằm xuống người kia liền vội vàng kết liễu cuộc đời mình
Người đóng góp
Comments to: Ôn tập phần văn học