1. Ngữ văn lớp 11

Ôn tập phần văn học

Câu 1

Thơ mới khác với thơ trung đại như thế nào?

Giống nhau

Đều thể hiện được tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua 2 giá trị biểu đạt chính là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm thơ.

Khác nhau

Nội dung

Thơ trung đại:

  • Thể hiện lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng.
  • Đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người.
  • Tình yêu thiên nhiên.
  • Cái đẹp của thiên nhiên làm sự chuẩn mực cho mọi cái đẹp.
  • Cái tôi không được thể hiện

Thơ mới: 

  • Lòng yêu nước thầm kín của các thi nhân.
  • Con người làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp.
  • Cái tôi được đề cao và thể hiện một cách rõ ràng.

Hình thức

Thơ trung đại

  • Tính quy phạm chặt chẽ
  • Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt
  • Tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều
  • Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, song thất lục bát,…

Thơ mới

  • Không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp
  • Cách tân nhiều thể thơ truyền thống và sáng tạo ra các thể thơ tự do

Câu 2

Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

  • Về nội dung: bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng, sự nhiệt huyết mạnh mẽ và khát vọng mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong ngày ra đi tìm đường cứu nước.
  • Về nghệ thuật: bài thơ nổi bật ở giọng điệu thơ vừa da diết vừa mạnh mẽ, quyết liệt, từ đó mà có sức truyền cảm và lôi cuốn người đọc.

Hầu trời (Tản Đà)

  • Bài thơ này ra đời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX. Thời điểm đó, lãng mạn đã là điệu tâm tình chủ yếu của thời đại. Xã hội thuộc địa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau. Người trí thức có lương tri không thể không chấp nhận nhập cuộc, nhưng chống lại nó thì không phải ai cũng đủ dũng khí để làm. Bất bình nhưng bất lực, người ta chỉ có thể mong ước thoát li, làm thơ để giải sầu. Thơ Tản Đà thời này “đã nói lên đúng cái sầu bàng bạc trong đất nước, tiềm tàng trong tim gan người ta” (Xuân Diệu). Nhưng Tản Đà khác người ở chỗ, ngay từ đầu những năm 20 đã dám mạnh dạn thể hiện bản ngã “cái tồi” của mình với “cái buồn mơ màng, cái cảm xúc chơi vơi” (Xuân Diệu), với khát vọng thiết tha đi tìm một cõi tri âm để có thể khẳng định tài năng, phẩm giá đích thực của minh, bởi chẳng thể nào trông đợi ở “cõi trần nhem nhuốc bao nhiêu sự này”. Cái ngông của Tản Đà cũng là ở đó.
  • Bài thơ Hầu Trời đã thể hiện được nổi bật hồn thơ cũng như tính cách của Tản Đà – một thi sĩ ung dung tự tại, luôn thích tự do, phóng túng; một con người ý thức được tài năng và giá trị đích thực của mình đồng thời cũng luôn khao khát được khẳng định, được cống hiến, được làm đẹp cho đời.

Tính chất giao thời

Hai bài thơ dù đều có những nét mới, nhất là ở nội dung cảm xúc nhưng về thể thơ và về thi pháp thì cơ bản vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại.

Bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu thể hiện cái “chí làm trai” theo tư tưởng mới khác với “chí làm trai” thời trung đại, song bài thơ vẫn là một bài thất ngôn bát cú Đường luật khá đăng đối, giàu hình ảnh ước lệ, không khác gì một bài thơ cổ.

Trong khi đó, Hầu Trời có nhiều cách tân hơn (thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do) nhưng thực ra thì đó vẫn là thể thơ theo lối cổ, cách diễn đạt, dùng từ, xây dựng hình ảnh cũng vẫn mang những dấu ấn văn học trung đại. Tính chất giao thời về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên là ở đó.

Câu 3

Giai đoạn đầu (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920)

  • Thành tựu quan trọng hơn cả của văn học là thơ ca của các chí sĩ cách mạng tiêu biểu là Phan Bội Châu. Nội dung tư tưởng trong sáng tác của những nhà thơ này đối khác so với thơ ca thế kỉ XIX trước đó nhưng về mặt nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù trung đại vì được viết theo phi pháp trung đại. Điều này thể hiện rõ trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu. Trong bài thơ này, vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của nhà cách mạng buổi lên đường tìm phương cứu nước là lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai nhưng được thể hiện bằng thi pháp và ngôn ngữ văn học trung đại.

Giai đoạn hai (khoảng từ 1920 đến 1930)

  • Văn học thời kì này đã đổi mới đạt những thành tựu đáng ghi nhận, đã có tính hiện đại nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn còn khá phổ biến nhất là trong thi ca.
  • Bài thơ Hầu Trời của Tản Đà thể hiện rõ tính chất vừa nói. Trong bài thơ này, “cái tôi” cá nhân phóng túng, tự ý thức về tài năng giá trị đích thực của mình và khao khát tự khẳng định mình đã xuất hiện, ở đây, thi sĩ cũng đã bộc lộ một quan niệm mới mẻ về nghề văn. Cách chia khổ thơ ở đây cũng chưa từng thấy trong thơ ca trung đại. Tuy nhiên, cái tôi cá nhân phóng túng của Tản Đà vẫn còn phảng phất tinh thần cái ngông của các nhà thơ cuối thời trung đại như Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương. Vì vậy bài thơ Hầu Trời vẫn chưa được xem là hiện đại và thơ ca của Tản Đà có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: thời trung đại và thời hiện đại.

Giai đoạn ba (khoảng 1930 đến 1945)

  • Nền văn học nước nhà đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa. Phong trào thơ mới dấy lên từ năm 1932 được đánh giá là “một cuộc cách mạng trong thơ ca” (Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam). Các bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính được xem là những thành tựu tiêu biểu thể hiện rõ những đặc trưng của thơ mới. Đây là tiếng nói nghệ thuật của “cái tôi” tự giải phóng, bứt phá khỏi hệ thống ước lệ của thi ca trung đại, trực tiếp quan sát thế giới là nội tâm mình bằng cặp mắt cá nhân xanh non tươi mới, đồng thời cảm thấy bơ vơ, cô đơn trước vũ trụ và con người.

Câu 4

Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm “Vội Vàng” của Xuân Diệu, “Tràng Giang” của Huy Cận, “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, “Tương tư” của Nguyễn Bính và “Chiều xuân” của Anh Thơ.

Tác phẩm Nội dung tư tưởng Đặc sắc nghệ thuật
Vội Vàng Lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một “nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” – Xuân Diệu. Kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, giọng thơ say mê, sôi nổi cùng với những sáng tạo ngôn từ độc đáo, thú vị và những hình ảnh thơ tuyệt đẹp, sinh động.
Tràng Giang Mang vẻ đẹp được kết hợp tinh tế, hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên vũ trụ rộng lớn nhưng cũng thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín, tha thiết. – Giao thoa giữa cổ điển và hiện đại 
– Nghệ thuật tạo hình của tác giả vô cùng tài hoa, vừa hết sức cụ thể, đời thường.
– Kết hợp nhuần nhuyễn những nét cổ điển đậm đà phong vị Đường thi
– Vận dụng tự nhiên lối đối, hệ thống từ láy dày đặt
Đây Thôn Vĩ Dạ Một bức tranh đẹp về thôn Vĩ, về xứ Huế mộng mơ. Ở bức tranh về miền quê đất nước đó có sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cũng có cả tiếng lòng của một hồn thơ tha thiết yêu đời, yêu người.
Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu con người vừa tha thiết, vừa vô vọng của Hàn Mặc Tử.

Câu thơ bảy chữ sử dụng ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ giàu sắc điệu, tả thực kết hợp với cách điệu.
Sử dụng, kết hợp khéo léo các biện pháp nghệ thuật: phép điệp, so sánh, nhân hóa… mang lại hiệu quả biểu đạt cao, khiến câu thơ trở nên sinh động, có hồn.

Tương tư Không chỉ thấy được tình cảm nhớ nhung của chàng trai mà còn thấy được cảnh sông nước quê hương. Ta thấy được trong “Tương tư” là con đò, bến sông, là hàng cau, giàn giầu, là những thứ rất là quen thuộc nơi thôn quê. Thể thơ lục bát – thể thơ của riêng nước ta – mang đậm tính biểu trưng dân tộc. Giọng điệu bài thơ cũng rất dân gian, không hoa mỹ nhưng vô cùng duyên dáng, không phô trương nhưng thấm sâu vào lòng người.
Chiều xuân Mùa xuân không cần bánh trái hay quần là áo lượt mới là mùa xuân, miền quê cho dù êm đềm hay tĩnh lặng cũng có một mùa xuân thật thơ mộng, thanh bình. Không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ thật yên bình, nhẹ nhàng, thư thả được gợi lên bằng biện pháp liệt kê và hàng loạt các từ láy giàu sức gợi hình, gợi cảm

Câu 5

Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ “Chiều tối”, “Lai tân” của Hồ Chí Minh; “Từ ấy”, “Nhớ đồng” của Tố Hữu.

Tác phẩm Nội dung tư tưởng  Đặc sắc nghệ thuật
Chiều tối Là bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống con người thật sống động. Những nét đẹp tâm hồn của Bác được bộc lộ: lòng yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống, phong thái ung dung và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt lên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt, tối tăm – sự giao thoa tinh tế giữa cái tình và chất thép. – Tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa của hình ảnh cổ điển và tinh thần hiện đại.
– Ngôn ngữ thơ hàm súc nhưng giàu sức gợi tả, gợi cảm.
– Những hình ảnh quen thuộc, bình dị, sáng tạo, góp phần tô điểm cho bức tranh thiên nhiên và tình yêu của Bác, mang lại hiệu quả biểu đạt cao
Lai tân Dùng ba câu thơ để phản ánh thực trạng thối nát của quan lại Lai Tân và một câu để châm biếm => Lời buộc tội gay gắt được thể hiện một cách nhẹ nhàng, bâng quơ => Càng làm tăng thêm sự phẫn nộ của người đọc.

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, niêm luật chặt chẽ.
– Bút pháp châm biếm “mát nước thổi cỏ” độc đáo nhưng có tính đả kích mạnh mẽ. Bút pháp liệt kê nhấn mạnh sự thối nát chồng chất trong bộ máy cầm quyền lúc bấy giờ.

Từ ấy Bài thơ thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống cũng như sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ.

– Bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu với cách kết hợp hai bút pháp tự sự và trữ tình lãng mạn.
– Sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ rồi sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh và giàu nhạc điệu.

Nhớ đồng Bài thơ là nỗi nhớ mong của người chiến sĩ cách mạng với cuộc sống bên ngoài, khát vọng có được tự do, được giải phóng khỏi xiềng xích lao tù; từ đó bộc lộ tình yêu với con người, với cuộc sống quê hương đất nước. – Sự đối lặp giữa qua khứ và thực tại làm nổi bật khát khao có được tự do của nhà thơ, được trở về kề vai sát cánh cùng các đồng chí để chiến đấu cho quê hương.
– Những hình ảnh quen thuộc, đơn sơ nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thương.

Câu 6

Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ “Tôi yêu em” – Puskin?

Nội dung

“Tôi yêu em” là lời giãi bày tình yêu thấm đượm nỗi buồn của một mối tình đơn phương gần như tuyệt vọng. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện được tấm lòng cao thượng, vị tha, nhân hậu, vượt qua cả sự vị kỉ để chúc phúc cho người yêu của Pushkin: “Lòng nhân ái làm xúc động lòng người ở vẻ diễm lệ nghệ thuật của nó” (Bi-ê-lin-xki).

Nghệ thuật

  • Điệp ngữ “Tôi yêu em” lặp lại ba lần như một điệp khúc làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của tác phẩm : lời khẳng định không chút băn khoăn, do dự, lời thú nhận thốt lên từ tận đáy lòng; như một tín ngưỡng mà Pushkin thành kính hướng tới, lại có chút gì đó xót xa, tuyệt vọng.
  • Cảm xúc thơ thay đổi liên tục tạo nhịp thơ dồn dập.
  • Ngôn ngữ trong sáng, chân thành.
  • Chất thơ toát lên vẻ vừa trẻ con vừa thành thục, chín chắn.

Câu 7

Phân tích hình tượng nhân vật Bê – li – cốp trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sê – khốp.

  • “…, thậm chí cả vào khi rất đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông” ; “Hắn đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông” 
    => Cách ăn mặc quái dị, khác người.
  • “…, con người này lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài” 
    => Tính cách khép kín với khát vọng kì dị.
  • “…, ghê tởm đối với hiện tại, lúc nào hắn cũng ca ngợi quá khứ” 
    => Hay lo lắng, sợ hãi cuộc sống.
  • “- Ồ, tiếng Hi Lạp nghe thật tuyệt vời, êm tai” 
    => Say mê hết mực đối với tiếng Hy Lạp.
  • “Đối với hắn, chỉ có những chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm đoán điều này điều nọ mới là những cái rõ ràng” 
    => Cứng nhắc, rập khuôn.
  • “Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn. Thậm chí cả hiệu trưởng cũng sợ hắn”
    => Cách hành xử khác người khiến mọi người đều không muốn đến gần hay trò chuyện với Bê-li-cốp.
  • “Dưới ảnh hưởng của những kẻ như Bê-li-cốp … dạy hoc chữ,…”
    => Người dân trong thành phố đều ghét, không muốn nhìn hay gặp gỡ Bê-li-cốp bởi tính cách kì dị của hắn.

=> Không chỉ qua ngoại hình, cách ăn mặc mà ngay cả tính cách cũng thể hiện Bê-li-cốp là một con người kì lạ, bạc nhược và cố chấp lạc hậu.

Câu 8

Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van – giăng trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” của Huy – gô.

  • Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp, mang nhiều sự quan tâm. Phong thái nhã nhặn, điềm tĩnh nhưng cũng đầy quyền uy.
  • Vì cứu cháu đói mà phải lĩnh án nhiều năm tù.
  • Hạ mình xin ba ngày để đi tìm con cho Phăng-tin, hứa rằng nhất định sẽ tìm Cô-dét – con của Phăng-tin về cho chị => Như một vị cứu tinh đối với Phăng-tin.

=> Giăng Van-giăng là hiện thân của tình yêu thương những người nghèo khổ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Ôn tập phần văn học