1. Ngữ văn lớp 11

Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Dùng kiểu câu bị động

Câu 1

Đọc đoạn trích (1) trang 194/SGK.

a. Câu bị động: “Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu hắn cả, vì thế mà bát cháo hành của Thị Nở là hắn suy nghĩ nhiều.”

b. Câu chủ động: “Không, chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả, vì thế mà bát cháo hành của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều.”

c. Thay câu chủ động vào câu bị động không phù hợp. Vì ở câu đầu nói về chủ thể “hắn”, “hắn” ở câu (2) vừa có phép liên kết, vừa mang ý nhấn mạnh chủ thể. 

 

Câu 2

Đọc đoạn trích (2) trang 194/SGK.

Câu bị động: “Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.”

Tác dụng: Tiếp tục đề cập và nhấn mạnh về chủ thể “hắn”. Tính liên kết bằng phép lặp lại chủ thể “hắn”. ở câu (1) và câu (2).

 

Câu 3

Viết đoạn văn về Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động.

Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Trí, quê ở tỉnh Hà Nam. Ông từng làm nghề dạy học, gia sư, viết văn và cả phóng viên đồng thời giam gia nhiều chiến dịch trong Cách mạng. Và cũng trên con đường công tác ở vùng địch, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại. Về sự nghiệp sáng tác, Nam Cao có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ, đạt được nhiều thành tựu. Các tác phẩm được viết bởi Nam Cao luôn là một trong những tác phẩm xuất sắc để đời, có sức ảnh hưởng, khắc sâu đến mọi thế hệ.

 

Dùng kiểu câu có khởi ngữ

Câu 1

a. Khởi ngữ: “Hành”

    Câu có khởi ngữ: “Hành thì nhà thị may lại còn.

b. Tác dụng: Câu có khởi ngữ giúp các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ hơn. Các câu trên có ý về “cháo hành”, câu sau có khởi ngữ “hành” giúp liên kết.

 

Câu 2

Câu văn thích hợp để dùng bỏ vào vị trí trống:

C- Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo:”Cô có cái nhìn sao mà xa xăm.”

=> Các câu trên đề cập và liệt kê đến tóc, cổ,…nên câu đề cập đến “mắt” có thêm “còn” giúp liên kết.

 

Câu 3

a. Khởi ngữ: Tự tôi

    Vị trí: đầu câu

    Quãng ngắt: có dấu phẩy đứng sau khởi ngữ

    Tác dụng: liên kết với câu trước bằng khởi ngữ có liên quan đến câu trước. Câu đầu nhắc nhở đồng bào thì câu sau khởi ngữ “tự tôi” để minh chứng.

b. Khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc

    Vị trí: đầu câu

    Quãng ngắt: có dấu phẩy đứng sau khởi ngữ

    Tác dụng: liên kết với câu trước bằng khởi ngữ có liên quan với ý của câu trước.

 

Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống

Câu 1

a. Vị trí: đầu câu

b. Cấu tạo: cụm động từ

c. Chuyển phần in đậm về sau chủ ngữ: “Bà già kia thấy thị hỏi bật cười”

    Để cụm từ đầu câu sẽ giúp hai câu liên kết hơn vì câu trước có hành động “hỏi cô”

 

Câu 2

Tác giả chọn câu C-Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời :

Tác dụng: Vì vế trước ba đáp án còn lại có ý lặp lại chủ ngữ gây nặng nề (câu B và D) ; mất kết nối, mạch liên tục (câu A)

 

Câu 3

a. Trạng ngữ chỉ tình huống: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường

b. Tác dụng: Trạng ngữ chỉ tình huống ở trước để thể hiện thông tin thứ yếu đã biết, và là nguyên nhân nhấn mạnh thông tin ở sau.

 

Tổng kết

Câu 1. Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.

Câu 2. Thành phần chủ ngữ của câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống thường thể hiện thông tin đã biết từ văn bản hoặc thông tin dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết. Vì như các dữ liệu đã ví dụ trên bài, các câu thường có tính liên kết nhờ các thành phần trên, câu sau sẽ mang một trong các thành phần trên để kết nối với câu trước nên câu trước sẽ mang thông tin đã biết hoặc dễ dàng để biết để câu sau tiếp tục đề cập.

Câu 3. Tác dụng liên kết ý trong văn bản của các thành phần kể trên: liên kết các câu, kết nối thông tin và làm văn bản chặt chẽ.

            Các kiểu câu chứa chúng: câu đơn, câu ghép,…

Người đóng góp
Comments to: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản