Lý thuyết cần nhớ:

Nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen:

Khi lai 2 cơ thể khác nhau về 2 hoặc n cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của của cặp tính trạng khác. (Các cặp tính trạng di truyền không phụ thuộc vào nhau), kết quả khi xét chung các cặp tính trạng nghiệm đúng tích số của các cặp tính trạng.

Cơ sở tế bào học của lai 2 tính

– F1: 100% Vàng trơn

– Xác định trội, lặn: Vàng A, xanh a, trơn B, nhăn b

– Kiểu gen vàng trơn thuần chủng: AABB

– Kiểu gen xanh nhăn thuần chủng: aabb

– Sơ đồ lai:

P: AABB x aabb

Gt: (A, B) , (a, b)

F1: AaBb

(Kiểu gen F1: 100% AaBb, kiểu hình F1: 100% vàng trơn)

F1 x F1: AaBb x AaBb

Gt: (AB, Ab, aB, ab) , (AB, Ab, aB, ab)

F2:

Gt AB Ab aB ab
AB

AABB

(Vàng trơn)

AABb

(Vàng trơn)

AaBB

(Vàng trơn)

AaBb

(Vàng trơn)

Ab

AABb

(Vàng trơn)

AAbb

(Vàng nhăn)

AaBb

(Vàng trơn)

Aabb

(Vàng nhăn)

aB

AaBB

(Vàng trơn)

AaBb

(Vàng trơn)

aaBB

(Xanh trơn)

aaBb

(Xanh trơn)

ab

AaBb

(Vàng trơn)

Aabb

(Vàng nhăn)

aaBb

(Xanh trơn)

aabb

(Xanh nhăn)

Kiểu hình F2: 

  • 9 vàng trơn
  • 3 vàng nhăn
  • 3 xanh trơn
  • 1 xanh nhăn

Điều kiện nghiệm đúng định luật 

– 1 gen quy định 1 tính trạng nằm trên 1 NST khác nhau

– Khi di truyền các gen phân li độc lập và số lượng tự do với nhau

– Số cá thể nghiên cứu phải nhiều

– Các tính trạng nghiên cứu trội hoàn toàn

Công thức

Gọi n là số cặp gen dị hợp của bố mẹ: Bố mẹ có kiểu gen khác nhau

– Số loại giao tử: 2

– Số tổ hợp đời con, số biến dị tổ hợp: 4n

– Số loại kiểu gen: 3n

– Số loại kiểu hình (trội hoàn toàn): 2n

– Tỉ lệ kiểu gen: (1:2:1)n

– Tỉ lệ kiểu hình (trội hoàn toàn): (3:1)n

Phương pháp giải bài tập lai 2 và n tính trạng

– Xác định trội lặn

– Quy ước gen

– Xét riêng từng cặp tính trạng, đưa về tỉ lệ lai 1 tính, suy ra kiểu gen của từng cặp tính trạng

– Ghép các kiểu gen của từng cặp tính trạng, suy ra kiểu gen bố mẹ

Chú ý

– Số tổ hợp đời con = Tích số của số loại giao tử của bố mẹ

– Tỉ lệ kiểu hình = Tích số từng cặp tính trạng

Ví dụ

  1. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen của phép lai AaBb x aaBb

P: AaBb x aaBb

Aa x aa → 1 Aa : 1 aa

Bb x Bb → 1 BB : 2Bb : 1 bb

Kiểu gen F1: 1 AaBB : 2 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb

2. Tính số biến dị tổ hợp tạo ra từ phép lai: AaBBdd x AaBbDd

Số loại giao tử của kiểu gen AaBBdd: 2n = 21 = 2

Số loại giao tử của kiểu gen AaBbDd: 2n = 2= 8

→ Số biến dị tổ hợp = 2 x 8 = 16

Bài tập

Tự luận

Bài 1: Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 của những phép lai sau:

a. P: Aabb x aaBB

b. P: Aabb x AaBb

c. P: AaBb x aaBb

d. P: AaBb x AaBb

Bài 2: Cho lai 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, nhăn và hạt xanh trơn. F1 thu được toàn cây hạt vàng trơn. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định.

a. Cho các cây đậu F1 tự thụ phấn. Không lập sơ đồ lai, hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở F2?

b. Cho các cây đậu F1 lai phân tích. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F2?

Bài 3: Sử dụng dữ kiện: A: Cây cao, a: Cây thấp, B: Quả tròn, b: Quả bầu. Mỗi gen nằm trên 1 NST.

a. Phép lai P: AaBb x aaBb cho F1 có tỉ lệ kiểu gen là gì?

b. Tỉ lệ phân li kiểu hình trong phép lai trên là gì?

c. Nếu thế hệ sau xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 thì kiểu gen của P là gì?

d. Nếu F1 đồng tính cây cao, tính trạng hình dạng quả phân li 3:1 thì kiểu gen của bố mẹ là gì?

e. Nếu F1 phân li kiểu hình tỉ lệ 1:1 ở tính trạng kích thước, tính trạng hình dạng quả đồng tính thì kiểu gen P có thể là 1 trong bao nhiêu trường hợp?

f. Nếu thế hệ sau đồng tính về 1 tính trạng, tính trạng kia phân li kiểu hình 1:1, kiểu gen của P có thể là 1 trong bao nhiêu trường hợp?

g. Nếu thế hệ sau đồng tính về cả 2 tính trạng, kiểu gen của P có thể có bao nhiêu phép lai?

Bài 4: Biết mỗi tính trạng do 1 gen nằm trên 1 NST quy định. Lai giữa 2 cơ thể P thuần chủng khác nhau về n cặp tính trạng tương phản.

a. Số loại giao tử tạo ra từ F1 là bao nhiêu?

b. Số tổ hợp ở F2 là bao nhiêu?

c. Số kiểu hình ở F2 là bao nhiêu?

d. Số kiểu gen ở F2 là bao nhiêu?

e. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là bao nhiêu?

f. Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là bao nhiêu?

g. Số kiểu gen đồng hợp ở F2 là bao nhiêu?

h. Số kiểu gen đồng hợp lặn ở F2 là bao nhiêu?

Bài 5: Số tổ hợp tạo ra từ phép lai AaBbddEe x aabbDdee là bao nhiêu?

Bài 6: Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội trên tổng số kiểu gen tạo ra từ phép lai AaBbDd x AaBbDd là bao nhiêu?

Bài 7: Phép lai 2 tính AaBb x AaBb, trong đó có 1 tính trội là trội không hoàn toàn thì tỉ lệ kiểu hình ở con lai là bao nhiêu?

Bài 8: Tỉ lệ kiểu gen aabbdd tạo ra từ phép lai AaBbDd x aabbDd là bao nhiêu?

Bài 9: Tính số biến dị tổ hợp có thể tạo ra từ các phép lai sau đây?

a. AaBBDD x AABbDd

b. AABbdd x AabbDD

c. AaBbdd x aabbdd

d. AaBbDd x AaBbDd

Bài 10: Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Ở cà chua, khi lai cây thân cao, quả vàng với cây thấp, quả đỏ, F1 thu được toàn là cây cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li 718 cây cao, quả đỏ; 241 cây cao, quả vàng; 236 cây thấp, quả đỏ; 80 cây thấp, quả vàng. Hãy tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ở F1 có sự phân li theo các tỉ lệ sau:

a. 1:1:1:1

b. 3:3:1:1

Bài 11: Lai cây cao, hạt tròn, chín sớm với cây thấp, hạt dài, chín muộn được F1 toàn bộ cây cao, hạt dài, chín sớm

a. F1 lai phân tích. Tìm tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F2

b. F1 tự thụ. Tìm tỉ lệ % của

– Cây cao, hạt tròn, chín muộn

– Cây thấp, hạt dài, chín sớm

– Kiểu gen dị hợp 3 cặp gen

– Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen

Biết 1 gen quy định 1 tính trạng nằm trên 1 NST khác nhau

Bài 12: Thực hiện 3 phép lai:

– Phép lai 1:

P: Hạt tròn, chín sớm x Hạt tròn, chín sớm

F1:

  • 196 Hạt tròn, chín sớm
  • 65 Hạt tròn, chín muộn

– Phép lai 2: 

P: Hạt tròn, chín sớm x Hạt tròn, chín sớm

F1: 

  • 245 Hạt tròn, chín sớm
  • 82 Hạt dài, chín sớm

– Phép lai 3:

P: Hạt tròn, chín sớm x Hạt tròn, chín sớm

F1: 100% Hạt tròn, chín sớm

Biết 1 gen quy định 1 tính trạng nằm trên 1 NST khác nhau. P đem lai đều có kiểu gen khác nhau, không có cây thuần chủng. Xác định kiểu gen các cây đem lai?

Bài 13: Thực hiện 3 phép lai như sau:

– Phép lai 1: 

F1 lai cây x được F2 có 540 hạt tròn, thân cao; còn lại là hạt tròn, thân thấp

– Phép lai 2:

F1 lai cây y được F2 có 180 hạt dài, thân cao; còn lại là hạt tròn, thân cao

– Phép lai 3:

F1 lai cây z được F2 có 45 hạt dài, thân thấp

Biết F2 của mỗi phép lai đều thu được 720 cây. Xác định kiểu gen F, x, y, x, tỉ lệ mỗi loại kiểu gen F2.

Bài 14: Khi lai dòng ngô hạt xanh, trơn thuần chủng với dòng ngô hạt vàng, nhăn thuần chủng, người ta thu được F1 đồng loạt có hạt vàng, trơn. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định.

a. Nêu những kết luận có thể rút ra từ phép lai này?

b. Khi cho các cây F1 giao phấn với nhau, các loại giao tử nào đã được sinh ra, tỉ lệ của mỗi loại giao tử là bao nhiêu? Không lập sơ đồ lai từ P đến F2, hãy cho biết F2 có 4 loại kiểu hình là những loại kiểu hình nào? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?

c. Những hạt F2 thuộc dòng thuần về một hay hai tính trạng được biểu hiện bằng kiểu hình nào?

Bài 15: Ở đậu Hà Lan có A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau.

a. Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn cho hạt vàng, trơn và xanh, trơn có tỉ lệ 1:1. Kiểu gen của 2 cây bố mẹ?

b. Để thu được toàn hạt vàng, trơn, phải thực hiện việc giao phấn giữa các cây bố mẹ có kiểu gen như thế nào?

c. Những phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện kiểu hình xanh nhăn ở thế hệ sau?

– AaBb x AaBb

– aabb x AaBb

– AaBb x aaBb

– AaBb x Aabb

– aaBb x aaBb

d. Phép lai nào dưới đây cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất

– AABB x AaBb

– AABb x Aabb

– Aabb x aaBb

– AABB x AABb

– AaBb x AABB

e. Lai phân tích 1 cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội, thế hệ sau được tỉ lệ 50% vàng trơn: 50% xanh trơn, cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen như thế nào?

f. Tiến hành lai giữa 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, trơn được F1, cho F1 tự thụ phấn, ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính gì?

Trắc nghiệm

Điền khuyết

 

Người đóng góp
Comments to: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập – Bài Tập