1. Ngữ văn lớp 11

Thao tác lập luận bác bỏ

Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

Khái niệm

Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,… từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).

Mục đích

  • Bác bỏ những ý kiến sai lầm, lệch lạc, thiếu chính xác (trái ngược với thực tế, đạo lí, không phù hợp với chân lí,… hoặc sử dụng lập luận thiếu logic, phản khoa học,…).
  • Giúp bài văn nghị luận có thêm chiều sâu, giàu tính thuyết phục.

Yêu cầu

  • Dùng những lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học.
  • Nắm chắc sai lầm trong ý kiến của người khác.
  • Thái độ khách quan, thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh tranh luận.

Cách bác bỏ

Đọc các đoạn trích và trả lời các câu hỏi.

Đoạn trích a

  • Đinh Gia Trinh bác bỏ nhận định thiếu chính xác, vô căn cứ của người viết cho rằng “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.
  • Phân tích:
    • Những bài thơ, di bút của Nguyễn Du thực tế chỉ nói lên đại thi hào bị bệnh chứ không nói là bệnh thần kinh (có dẫn chứng tương tự là Pa-xcan).
    • Khiếu ảo giác của Nguyễn Du chỉ là trí tưởng tượng của nghệ sĩ (có dẫn chứng tương tự là những thi sĩ nước ngoài).
    • Kết thúc bác bỏ bằng việc khẳng định tài hoa của thi sĩ khi viết nên “Truyện Kiều”.
    • Kết hợp giữa các kiểu câu: tường thuật, nghi vấn, khẳng định, các dẫn chứng khoa học, có sức thuyết phục cao.
  • Cách thức bác bỏ: bác bỏ lập luận.

Đoạn trích b

  • Nguyễn An Ninh bác bỏ lời trách cứ thiếu cơ sở của dân ta rằng “tiếng nước mình nghèo nàn”.
  • Phân tích:
    • Tác giả trực tiếp bày tỏ lời trách cứ trên là “không có cơ sở nào cả”.
    • Phân tích lí lẽ, đưa ra những dẫn chứng về từ An Nam hay ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Du.
    • Nêu lên nguồn gốc của lời trách cứ trên bằng câu nghi vấn “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ?”.
  • Cách bác bỏ: bác bỏ luận cứ.

Đoạn trích c

  • Nguyễn Khắc Viện bác bỏ suy nghĩ ích kỉ của nhiều người rằng “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !”.
  • Phân tích:
    • Nêu lên những tác hại đã được khoa học chứng minh của thuốc lá đối với những người hít khói thuốc.
    • Đưa ra những dẫn chứng cụ thể về tác hại của những người hút thuốc bị động: đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư, đẻ non,….
    • Lên án tội ác của những người hút thuốc nơi công cộng.
  • Cách thức bác bỏ: bác bỏ luận điểm.

Luyện tập

Bài 1

  • Ý kiến, quan điểm bị bác bỏ:
    • Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến: “Cứng quá thì gãy”.
    • Nguyễn Đình Thi bác bỏ quan niệm: “Thơ là những lời đẹp”.
  • Những nét khác nhau của hai tác giả:
    • Nguyễn Dữ bác bỏ trực tiếp với giọng văn cứng rắn, dứt khoát:
      • Bác bỏ ý kiến sai lầm của nhiều người rằng “cứng quá thì gãy”.
      • Đưa ra lí lẽ: “Kẻ sĩ chỉ lo … cứng ra mềm ?”.
      • Sử dụng dẫn chứng thuyết phục: “Ngô Tử Văn … là xứng đáng.”.
      • Khẳng định chắc nịch: “Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”.
    • Nguyễn Đình Thi bác bỏ một cách tế nhị, giọng văn nhẹ nhàng:
      • Bác bỏ quan niệm mà nhiều người cho là đúng rằng “thơ là những lời đẹp”.
      • Đưa ra những bằng chứng thực tế, có sức thuyết phục cao: thơ của Hồ Xuân Hương (“những chữ tầm thường … truyền tụng mãi”); “Nguyễn Du … làm sao !”; “Nhà thơ Pháp … đem nói trong thơ.”.
  • Bài học rút ra:
    • Có nhiều mức độ bác bỏ khác nhau.
    • Có thể sử dụng nhiều giọng văn, phong cách viết khác nhau khi bác bỏ.

==> Cần lựa chọn sao cho phù hợp với mỗi hoàn cảnh, mục đích khác nhau.

Bài 2

Gợi ý:

  • Bác bỏ quan niệm trên là sai lầm.
  • Dùng lí lẽ chính xác, thuyết phục rằng: kết bạn là chọn nhân cách, đạo đức mà không phải chọn kết quả học tập; học yếu không phải trời sinh hay thói xấu và không có yếu tố quyết định cao về đạo đức con người.
  • Khẳng định tình bạn có thể giúp ta vươn lên, giúp đỡ nhau là trách nhiệm của mỗi người bạn dù cho họ học yếu hay tốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Thao tác lập luận bác bỏ