1. Ngữ văn lớp 11

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Bài tập 1

Câu 1

Đoạn trích nói viết vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

  • Đoạn trích viết về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ lãng mạn Pháp đối với các tác phẩm trong phong trào Thơ mới của  Việt Nam.
  • Quan điểm của tác giả: ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Tuy nhiên, tác giả khẳng định điều đó không làm mất đi bản sắc của dân tộc, không còn dấu vết vì đã bị Việt hóa.

Câu 2

Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra, trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào khác nữa không?

  • Tác giả sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là chủ yếu để làm nổi bật vấn đề được nêu ra. Ngoài ra còn có các thao tác như bình luận và bác bỏ.

Câu 3

Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

  • Một bài văn có sức hấp dẫn lôi cuốn thường được kết hợp bởi nhiều các thao tác lập luận. Hơn nữa, để tăng sức hấp dẫn, người viết cũng nên nắm vững cách sử dụng hợp lí các thao tác lập luận. Và đặc biệt là phải áp dụng phù hợp thì các thao tác lập luận mới có thể phát huy hết tác dụng được. 
  • Xuất phát từ các vấn đề đặt ra hay là mục đích nghị luận để chọn các thao tác lập luận. Kết hợp với việc dựa vào cách lập luận và giải quyết vấn đề có trọn vẹn hay không, cùng với cách sử dụng ngôn từ, cách diễn đạt cuốn hút.
  • Dựa vào sức lôi cuốn, thuyết phục của nội dung trong bài văn đạt đến mức độ nào để đánh giá sự thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận. 

Bài tập 2

Giả sử phải tập trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về đức tính trung thực, một trong những phẩm chất mà người trẻ ngày nay cần có, ta có thể tiến hành các bước luyện tập như sau:

Bước thứ nhất

  • Xác định chủ đề bài văn: bàn về phẩm chất trung thực.
  • Có thể xây dựng cho bài làm một dàn ý như sau:
    • Mở bài: Trung thực là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của người thanh niên.
    • Thân bài:
      • Trung thực là gì?
      • Vai trò của trung thực trong đời sống của một người trẻ là như thế nào? (Vd. Trung thực xây dựng niềm tin giữa người với người; đồng thời tạo dựng được uy tín cho bản thân).
      • Làm thế nào để có và phát triển được phẩm chất này? (Đưa thêm dẫn chứng nhằm tăng sức thuyết phục).
      • Phê phán những người dối lừa, lừa lọc, không trung thực, đi ngược với phẩm chất tốt đẹp này. (Vd. Câu chuyện Cậu bé chăn cừu).
    • Kết bài: Nêu ý nghĩa cao đẹp của lòng trung thực, khẳng định vị trí, vai trò và tác dụng của trung thực đối với việc hình thành nhân cách người thanh niên. Liên hệ và bài học cho bản thân.

Bước thứ 2

Trình bày luận điểm trong dàn ý.

Bước thứ 3

Diễn đạt thành các ý thành đoạn văn nghị luận và trình bày trước lớp.

Các bạn thực hiện bài tập 3 tương tự nhé! Chúc các bạn học tốt ^^ 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận