Tính chất của hàm số

1. Hàm số chẵn, hàm số lẻ:

  • Hàm số y = f(x) có tập xác định D gọi là hàm số chẵn khi:
    • Với mọi \( x \in D \) thì \( -x \in D \)
    • f(x) = f(-x)
  • Đồ thị hàm số chẵn đối xứng qua trục tung.
  • Hàm số y = f(x) có tập xác định D gọi là hàm số lẻ khi:
    • Với mọi \( x \in D \) thì \( -x \in D \)
    • -f(x) = f(-x)
  • Đồ thị hàm số lẻ đối xứng qua gốc tọa độ.

2. Hàm số đơn điệu

  • Cho f(x) xác định trên tập (a;b) ⊂ ℝ:
    • y = f(x) đồng biến trên (a;b) nếu với mọi x1, x2 ∈ (a;b) có x1 < x⇒ f(x1) < f(x2).
    • y = f(x) nghịch biến trên (a;b) nếu với mọi x1, x2∈ (a;b) có x1 < x2 ⇒ f(x1) > f(x2).

3. Hàm số tuần hoàn

  • Hàm số y = f(x) xác định trên tập hợp D được gọi là hàm số tuần hoàn nếu tồn tại số T ≠ 0 sao cho với mọi x ∈ D, ta có:
    • (x+T) D và (xT) D và f(xT) = f(x+T) = f(x).
    • Khi đó, T được gọi là chu kì tuần hoàn của hàm số f(x)

Hàm số lượng giác

1. Hàm số sin

  • Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với sin của góc lượng giác có số đo radian bằng x được gọi là hàm số sin
    • Kí hiệu y = sinx
    • Tập xác định: D = ℝ
    • Tập giá trị là [-1;1]
    • Là hàm số lẻ (do sin(-x) = -sinx)
    • Là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π
    • Đồng biến trên mỗi khoảng (\( \frac{-π}{2} \) +k2π; \( \frac{π}{2} \)+k2π) và nghịch biến trên mỗi khoảng (\( \frac{π}{2} \) +k2π; \( \frac{3π}{2} \)+k2π), với k  
    • Có đồ thị là một đường hình sin và nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng

Đồ thị hàm số y=sinx

2. Hàm số cosin

  • Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với cos của góc lượng giác có số đo radian bằng x được gọi là hàm số cos
    • Kí hiệu y = cosx
    • Tập xác định: D = ℝ
    • Tập giá trị là [-1;1]
    • Là hàm số chẵn (do cos(-x) = cosx)
    • Là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π
    • Đồng biến trên mỗi khoảng (π+k2π; k2π) và nghịch biến trên mỗi khoảng (k2π; π+k2π), với k ∈ ℤ
    • Có đồ thị là một đường hình sin và nhận trục tung làm trục đối xứng

Đồ thị hàm số y=cosx

3. Hàm số tan

  • Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x ∈ ℝ\{π2+kπ; k ∈ℤ} với tan của góc lượng giác có số đo radian bằng x được gọi là hàm số tan
    • Kí hiệu y=tanx
    • Tập xác định: D = \{π2+kπ; k ℤ.
    • Tập giá trị là ℝ
    • Là hàm số lẻ (do tan(-x) = -tanx)
    • Là hàm số tuần hoàn với chu kì π
    • Đồng biến trên mỗi khoảng (π2+kπ;π2+kπ), với k ∈ ℤ
    • Đồ thị nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng và nhận mỗi đường x=π2+kπ (k∈ℤ) làm một đường tiệm cận

Đồ thị hàm số y=tanx

4. Hàm số cot

  • Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x∈ ℝ\{kπ; k ∈ℤ} với cot của góc lượng giác có số đo radian bằng x được gọi là hàm số cot
    • Kí hiệu y = cotx
    • Tập xác định: D = \{kπ; k }
    • Tập giá trị là ℝ
    • Là hàm số lẻ (do cot(-x) = -cotx)
    • Là hàm số tuần hoàn với chu kì π
    • Nghịch biến trên mỗi khoảng (kπ;π+kπ) với k ∈ ℤ
    • Đồ thị nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng và nhận mỗi đường x=kπ (k∈ℤ) làm một đường tiệm cận

Đồ thị hàm số y=cotx

Người đóng góp
Comments to: Bài 1: Hàm số lượng giác