– Môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo. 2 yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau và bao quanh con người

Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường

 

Ô nhiễm môi trường

 – Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại đến mọi sinh vật.

 – Là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.

 – Chất gây ô nhiễm: môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.

 – Các loại ô nhiễm môi trường:

     + Ô nhiễm không khí

     + Ô nhiễm nước

     + Ô nhiễm đất

Ô nhiễm môi trường không khí

Hình ảnh có liên quan

 – Ô nhiễm không khí là sự thay đổi thành phần của không khí. Sự thay đổi này chủ yếu là do khói bụi, khí lạ.

 – Sự thay đổi này sẽ gây biến đổi khí hậu, làm giảm tầm nhìn xa hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và sinh vật.

Tự nhiên

 – Bụi từ thiên nhiên. Điều này xảy ra tại khu vực có ít hoặc không có thảm thực vật.

 – Methane: chất được thải ra môi trường tự nhiên trong quá trình tiêu hoá thức ăn của động vật

 – Hoạt động của núi lửa tạo ra tro bụi, clo và lưu huỳnh.

 – Thực vật thải ra các chất hữu cơ phản ứng với các chất gây ô nhiễm như NOx, SO2, anthropogenic và tạo thành thành các đám mây mờ của các chất ô nhiễm thứ cấp. 

Công nghiệp

Hình ảnh có liên quan

 

 – Khói từ nhà máy điện, lò đốt chất thải.

 – Các nguyên liệu như than, khí, dầu,.. khi đốt không cháy hết hoàn toàn mà còn sản sinh muội than, bụi, bay hơi…

 – Chất thải được lắng động trong các bãi chôn lấp tạo thành khí methane.

 – Khí methane rất dễ cháy và tạo thành các hỗn hợp nổ với không khí.

 – Methane cũng có thể gây ngạt khi có thể làm di chuyển oxy trong không gian kín. 

 – Tài nguyên quân sự như vũ khí hạt nhân, khí độc, tên lửa, chiến tranh hoá học.

⇒ Đây là nguồn ô nhiễm nhiều nhất của con người. 

Kết quả hình ảnh cho ô nhiễm không khí

Giao thông vận tải

 – Là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đông dân cư và khu đô thị.

 – Khi đốt nhiên liệu động cơ sẽ khiến tạo ra các khí gây ô nhiễm như CO2, CO, SO2, NOx, CH4 và Pb,..

CO2

 – Là khí đóng vai trò gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu hay “chất gây ô nhiễm hàng đầu”.

 – Hiện lượng CO2 đã tăng lên khoảng 405 phần triệu (ppm) khí quyển trái đất. Trong khi đó, vào thời kỳ tiền công nghiệp, con số này chỉ ở mức 280ppm.

SOx

Kết quả hình ảnh cho Tác hại ô nhiễm không khí

 – Là hợp chất hoá học có công thức là SO2.

Xuất hiện:

      + Khi núi lửa hoạt động hoặc các quy trình sản xuất.

      + Trong quá trình sản xuất sử dụng than, dầu mỏ

 – Khí này tác động lên môi trường khá lớn như mưa axit.

NOx

 – NOx được thải ra trong quá trình đốt cháy nhiệt độ cao hoặc sản sinh trong cơn dông do phóng điện.

 – Có màu nâu đỏ, có mùi đặc trưng và là một chất gây ô nhiễm nổi bật nhất. 

nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

CO

 – CO là khí không mùi, không màu, độc.

 – Xuất hiện khi khí tự nhiên, gỗ hay than đá được đốt, khói của các phương tiện giao thông.

Ô nhiễm môi trường nước

 – Là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng tiêu cực.

 – Cụ thể, trong môi trường nước sẽ xuất hiện các chất lạ ở dạng lỏng hoặc rắn. Sự biến đổi này khiến nguồn nước trở thành chất độc hại đối với con người và động vật.

Hình ảnh có liên quan

Ô nhiễm tự nhiên 

 – Đến từ việc tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão…

 – Từ các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết.

 – Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ sẽ ngấm vào lòng đất và nước ngầm.

Ô nhiễm nhân tạo

Kết quả hình ảnh cho Ô nhiễm môi trường nước

Sinh hoạt, y tế

 –  Nước thải sinh hoạt chứa chất thải trong quá trình vệ sinh, sinh hoạt của con người.

 – Thành phần của chất thải sinh hoạt gồm các chất dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng, chất rắn và vi khuẩn.

Chất thải công nghiệp

 – Nước thải công nghiệp không có thành phần cố định.

 – Khi thải ra, các chất thải sẽ được thải vào sông, biển và nếu không được xử lý kỹ sẽ khiến các nguồn nước này bị ô nhiễm.

Chất thải nông nghiệp

 – Các thải nông nghiệp: phân, nước tiểu gia súc, thuốc trừ sâu, phân bón…

 – Lượng hoá chất tồn dư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước khi nó ngấm vào nước ngầm.

 – Thậm chí, những chất độc hại này còn có thể bị đưa ra biển gây nên hiện tượng “thuỷ triều đỏ”.

Kết quả hình ảnh cho thủy triều đỏ

Hiện tượng nóng lên toàn cầu và chất hữu cơ mà con người thải ra tạo điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển và hút cạn khí oxy trong nước biển, gây ra hiện tượng động vật chết hàng loạt

Ô nhiễm môi trường đất

 – Là hậu quả các hoạt động của con người làm vượt quá những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.

 – Ô nhiễm đất là việc trong môi trường đất xuất hiện các chất xenobiotic gây hại ảnh hưởng tới đời sống của con người và động vật.

 – Các chất này hình này bởi hoạt động công nghiệp, hoá chất nông nghiệp…

 – Mức độ ô nhiễm tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng hoá chất và công nghiệp hoá.

Kết quả hình ảnh cho Ô nhiễm môi trường đất

Nguồn gốc

 – Tự nhiên: Hoạt động của núi lửa, lũ lụt ngập úng, ngập mặn do thủy triều,…

 – Con người:

     + Chất thải sinh hoạt

     + Chất thải do sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh,…

     + Chất thải nông nghiệp:phân bón, chất bảo vệ thực vật, chất kích thích vật nuôi, cây trồng,…

     + Chất thải do phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, bệnh viện, chợ,…

Tác hại

Hình ảnh có liên quan

 – Dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu bị phân hủy rất chậm và bị lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-động vật-người.

 – Gây ra hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất nóng lên, khí hậu khác thường, thiên tai thảm khốc,…

Kết quả hình ảnh cho Tác hại ô nhiễm không khí

 – Gây bệnh tật (tim, phổi, da,xoang, mắt, …), suy giảm hệ miễn dịch và có thể gây tử vong.

 – Gây sự phá hủy tầng ozon, gây tác hại sức khỏe con người, tác hại đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật.

 – Gây khói mù quang hóa, tạo mưa axit, tác hại cho cây trồng,vật nuôi,..

Kết quả hình ảnh cho Tác hại ô nhiễm không khí
Nguồn: FujiE

 – Con người uống nước từ các nguồn nước ô nhiễm dễ mắc các bệnh đường ruột: thổ tả, thương hàn và các bệnh dễ lây nhiễm khác.

 – Nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác gây nên những tác hại khôn lường về sức khỏe và sinh mạng.

Hóa học với vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường

Nhận biết môi trường bị ô nhiễm

 – Quan sát: Có thể nhận biết môi trường nước, không khí, đất bị ô nhiễm qua màu sắc, mùi, trạng thái.

 – Xác định bằng thuốc thử: pH, nồng độ các ion.

 – Xác định bằng các dụng cụ đo: máy sắc ký, khí kế đo hàm lượng, thành phần khói, bụi, chất khí,…

Vai trò của Hóa học trong xử lí ô nhiễm môi trường

Trong công nghiệp:

 – Phải tuân thủ quy trình xử lý chất thải.

 – Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong nông nghiệp:

 – Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng đúng quy định, đúng quy trình.

 – Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học.

Các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm:

 – Phải phân loại, xử lý trước khi thải ra môi trường.

 – Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước. Có thể thay chất tẩy rửa bằng chất vi sinh.

Trong xã hội

 – Rác phải được thu gom, phân loại để thu hồi, tái chế, xử lý chống ô nhiễm môi trường.

 – Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đóng góp
Comments to: Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường