1. Trải nghiệm

Bài 25: ÔN TẬP CHƯƠNG III

1. Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta.

– Từ năm 179 TCN đến thế kỷ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của triều đại phong kiến Phương Bắc.

– Trong thời kỳ bị Bắc thuộc, nước ta bị mất tên, chia ra nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc, với những tên gọi khác nhau như sau:

– Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất tàn bạo, thâm độc dẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẩn về mọi mặt.

– Chính sách thâm độc nhất là đồng hóa nhân dân ta.

2. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc.

3. Sự chuyển biến về kinh tế và văn hóa, xã hội

– Về kinh tế:

+ Trồng lúa 2 vụ/năm, biết làm thủy lợi, dùng sức kéo trâu bò, công cụ sắt phát triển.

+ Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển: nghề gốm, dệt vải.

+ Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước.

– Về văn hóa:

Chữ Hán truyền vào nước ta cùng với Nho, Đạo, Phật giáo và luật lệ, phong tục tập quán của người Hán.

– Về xã hội

-Xã hội phân hóa sâu sắc. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, người Hán thâu tóm quyền lực, trực tiếp cai quản đến các huyện, từ huyện trở xuống do người Việt cai quản.

=> Nhân dân vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, vẫn giữ phong tục tập quán người Việt, học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc riêng của mình, … Nhờ vào lòng yêu nước, tinh thần sáng tạo trong lao động, ý thức vươn lên, ý thức bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

– Tổ tiên đã để lại cho chúng ta: Lòng yêu nước, tấm gương những anh hùng dân tộc, tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

Comments to: Bài 25: ÔN TẬP CHƯƠNG III