Qui luật di truyền phân li độc lập
Khái niệm
Là sự phân li các cặp tính trạng mà các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau.
Ý nghĩa
– Biết được các gene qui định các tính trạng nào đó sẽ biết kiểu hình phân li đời sau.
– Tạo biến dị tổ hợp ở đời sau ⇒ góp phần làm đa dạng kiểu gen.
Một số công thức cần nhớ
Gọi n là số cặp gen dị hợp, ta có:
– Số giao tử được tạo thành = 2n.
– Số hợp tử được hình thành = 4n.
– Số loại kiểu gen = 3n.
– Số loại kiểu hình = 2n.
– Tỉ lệ từng loại kiểu gen = (1:2:1)n.
– Tỉ lệ từng loại kiểu hình = (3:1)n.
Qui luật di truyền liên kết
Khái niệm
Là hiện tượng mà các gen trên NST được di truyền cùng nhau.
Ý nghĩa
– Hạn chế biến dị tổ hợp.
– Các gen trên cùng NST luôn di truyền cùng nhau ⇒ giúp duy trì sự ổn định của loài.
– Gây đột biến để chuyển những gen mong muốn nằm trên cùng 1 NST ⇒ giống có đặc điểm mong muốn.
Một số công thức cần nhớ
– Nhóm gen liên kết là những gen cùng nằm trên 1 NST và được di truyền cùng nhau.
– Số nhóm gen liên kết = Số NST đơn bội của loài.
Hoán vị gen (Liên kết không hoàn toàn)
Khái niệm
Là hiện tượng các alen của gen đổi vị trí cho nhau.
Ý nghĩa
– Làm tăng biến dị tổ hợp ⇒ tăng đa dạng di truyền.
– Tạo nên nguồn biến dị cho tiến hóa.
– Sử dụng lập bản đồ di truyền.
Một số công thức cần nhớ
– Tần số hoán vị gen = Số cá thể có tái tổ hợp gen/tổng số cá thể được sinh ra.
– Tấn số hoán vị gen dao động 0 – 50%. Hai gen càng gần nhau, tần số trao đổi gen càng thấp.
– Tần số hoán vị gen = khoảng cách giữa 2 gen không alen với nhau trên NST.
Tương tác gen và gen đa hiệu
Tương tác gen
Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình.
Tương tác giữa các gen alen với nhau
Quan hệ trội lặn hoàn toàn
Quan hệ trội không hoàn toàn.
Hiện tượng đồng trội
Các alen trội là các alen biểu hiện ngay kiểu hình. Vì vậy thể dị hợp của 2 alen trội khác nhau (cùng một locus gen) sẽ biểu hiện kiểu hình khác thể đồng hợp.
Ví dụ: Ở người, alen qui định nhóm máu A là IA – alen trội, alen qui định nhóm máu B là IB – alen trội. Gen tồn tại thành cặp IAIB sẽ qui định nhóm máu AB.
Tương tác giữa các gen không alen với nhau
Tương tác bổ sung
Cho 2 cặp gen không alen với nhau A,a và B,b.
Tỉ lệ kiểu hình thường gặp:
– 9:7 = 9 A-B-: 7 (3 A-bb: 3 aaB-: 1 aabb) (kiểu hình giống nhau).
– 9:3:3:1 = 9 A-B-: 3 A-bb: 3 aaB-: 1 aabb.
– 9:6:1 = 9 A-B-: 6 (3 A-bb: 3 aaB-): 1 aabb.
Tương tác cộng gộp
Khi các alen trội thuộc hai hoặc nhiều locus gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng biểu hiện kiểu hình => tương tác cộng gộp.
Cho 2 cặp gen không alen với nhau A,a và B,b.
Tỉ lệ kiểu hình thường gặp:
– 15:1 = 15 (9 A-B-: 3 aaB-: 3 A-bb): 1 aabb.
– 1:4:6:4:1 = 1 AABB: 4 (2 AABb: 2 AaBB): 6 (4 AaBb: 1 AAbb: 1 aaBB): 1 aabb.
Tính trạng được qui định theo qui luật tương tác cộng gộp là tính trạng số lượng.
Tác động đa hiệu của gen
Gen đa hiệu là gen tác động đến nhiều tính trạng khác nhau.
Di truyền liên kết giới tính, di truyền ngoài nhân
Di truyền liên kết giới tính
NST giới tính ở một số loài
– Ở người, nữ (XX), nam (XY).
– Ở gà, chim, bướm,… con cái (XY), con đực (XX).
– Một số loài như châu chấu, con cái (XX), con đực (XO).
Gen trên NST X
– Di truyền chéo (bố bị bệnh sinh con gái bệnh, mẹ bệnh sinh con trai bệnh).
– Alen lặn dễ biểu hiện ở thể dị giao (XX, XO).
– Ví dụ một số tính trạng di truyền: bệnh mù màu, máu khó đông,..
Gen trên NST Y
– Di truyền thẳng.
– Chỉ biểu hiện ở thể dị giao XY.
– Ví dụ tính trạng di truyền: bệnh có túm lông ở tai, dính ngón tay 2, 3;…
Ý nghĩa
– Phân biệt sớm giới tính của vật nuôi để tiến hành nuôi giới cho năng suất cao đem lại lợi ích kinh tế.
– Biết gen nào nằm trên NST giới tính ⇒ Dùng làm dấu chuẩn để phân biệt giới tính sớm.
Di truyền ngoài nhân
– Nếu kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, con lai luôn mang kiểu hình giống mẹ ⇒ Gen qui định tính trạng nằm ngoài nhân (ti thể, lục lạp).
Luyện tập thêm các dạng bài tập về Qui luật di truyền tại đây.
No Comments
Leave a comment Cancel