Định nghĩa

     Một hàm số \dpi{150} \textbf{u} xác định trên tập hợp các số nguyên dương  \mathbb{N}^* được gọi là một dãy số vô hạn (hay gọi tắt là dãy số).

u_1 =u(1): số hạng thứ nhất (số hạng đầu)

u_n =u(n): số hạng thứ n (số hạng tổng quát)

Chú ý:

     Cho dãy số u xác định trên tập hợp gồm m số nguyên dương đầu tiên được gọi là một dãy số hữu hạn: u_1, u_2, ..., u_m.

     Khi này u_{1} được gọi là số hạng đầuu_{m} được gọi là số hạng cuối.

Cách cho một dãy số

Cách 1: Cho dãy số với công thức của số hạng tổng quát

Ví dụ 1: Cho dãy (u_n) với  u_n=\frac{2n-1}{n+1}

Dãy số được viết dưới dạng khai triển là: \frac{1}{2};1;\frac{5}{4}

Cách 2: Cho dãy số bởi hệ thức truy hồi

Cho số hạng thứ nhất  u_1 (hoặc một vài số hạng đầu)

Cho một công thức tính u_n theo u_{n-1} (hoặc một vài số hạng đầu)

Ví dụ 2: Cho dãy số (u_n) xác định bởi \left\{\begin{matrix} u_1=2\\ u_n=2u_{n-1}-1(n\geq2) \end{matrix}\right.

Dạng khai triển của dãy số trên là: 2, 3, 5, 9, …

Cách 3: Diễn đạt bằng lời cách xác định của mỗi dãy số

Ví dụ 3: Cho hình vuông ABCD cạnh a. Cho dãy (u_n) với u_n là diện tích hình vuông có cạnh là a^n.

Dãy số tăng, dãy số giảm

(u_n) là dãy số tăng \Leftrightarrow \forall n \in \mathbb{N^*},u_{n+1}>u_n

(u_n) là dãy số giảm \Leftrightarrow \forall n \in \mathbb{N^*},u_{n+1}<u_n

Phương pháp xét tính tăng giảm của dãy số

Cách 1: Xét dấu của hiệu số \large u_{n+1}-u_n

Nếu \forall n \in \mathbb{N^*},u_{n+1}-u_n>0 thì  (u_n) là dãy số tăng.

Nếu  \forall n \in \mathbb{N^*},u_{n+1}-u_n<0 thì (u_n) là dãy số giảm.

Cách 2: Nếu  \large \forall n \in \mathbb{N^*},u_n>0 thì có thể so sánh tỉ số  \large \frac{u_{n+1}}{u_n}với 1

Nếu \frac{u_{n+1}}{u_n}>1 thì (u_n) là dãy số tăng.

Nếu \frac{u_{n+1}}{u_n}<1 thì (u_n) là dãy số giảm.

Cách 3: Áp dụng phương pháp quy nạp

     Nếu dãy số  (u_n) được cho bởi một hệ thức truy hồi thì thường dùng phương pháp chứng minh quy nạp để chứng minh  u_{n+1}>u_n (hoặc u_{n+1}<u_n),  \forall n\ \in\mathbb{N^*}

Ví dụ 4: Xét tính tăng, giảm của dãy số (u_n)=\frac{2n-1}{n+1}

Bài giải

Ta có:

\left\{\begin{matrix} u_n=2-\frac{3}{n+1}\\ u_{n+1}=2-\frac{3}{n+2} \end{matrix}\right.\\ \Rightarrow u_{n+1}-u_n=3\left (\frac{1}{n+1}-\frac{1}{n+2} \right )>0,\forall n \in \mathbb{N^*}

Vậy  (u_n) là dãy số tăng

Dãy số bị chặn

Dãy bị chặn trên

     Dãy số (u_n) được gọi là dãy số bị chặn trên nếu tồn tại một số M sao cho

\LARGE \forall n \in \mathbb{N^*},u_n\leq M

Dãy bị chặn dưới

     Dãy số (u_n) được gọi là dãy số bị chặn dưới nếu tồn tại một số m sao cho

\LARGE \forall n \in \mathbb{N^*},u_n\geq m

Dãy bị chặn hai đầu

     Dãy số (u_n) được gọi là dãy số bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới, tức là tồn tại một số M và một số m sao cho

\LARGE \forall n \in \mathbb{N^*},m\leq u_n\leq M

Ví dụ 5: Xét tính bị chặn của dãy số (u_n)=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{n.(n+1)}

Bài giải

(u_n)=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{n.(n+1)}=1-\frac{1}{n+1}

Ta có: n\geq 1

\\\Rightarrow n+1\geq2\\ \\\Rightarrow \frac{-1}{n+1}\geq -\frac{1}{2}\\ \\\Rightarrow 1-\frac{1}{n+1}\geq \frac{1}{2}\\ \\\Rightarrow u_n\geq \frac{1}{2}, \forall n\in \mathbb{N^*}

Vậy (u_n) bị chặn dưới bởi \frac{1}{2}

Ta lại có: 1-\frac{1}{n-1}<1, \forall n \in \mathbb{N^*}

u_n<1, \forall n \in \mathbb{N^*}

Vậy (u_n) bị chẵn trên bởi 1

Người đóng góp
Comments to: Bài 2: Dãy số