Lí thuyết:
Định nghĩa:
Giả sử K là một khoảng (một đoạn, một nửa khoảng) và f là một hàm số xác định trên K. Khi đó:
- Hàm số f đồng biến (đơn điệu tăng) trên K nếu và chỉ nếu \( \forall x_1,x_2\in K,x_1<x_2 \) thì \( f(x_1)<f(x_2). \)
- Hàm số f nghịch biến (đơn điệu giảm) trên K nếu và chỉ nếu \( \forall x_1,x_2\in K,x_1<x_2 \)thì \( f(x_1)>f(x_2). \)
Định lý
Định lí 1 – Điều kiện cần. Giả sử f là một hàm số có đạo hàm trên K.
- Nếu hàm số f đồng biến trên K thì \( f'(x)>0 \) với mọi x thuộc K.
- Nếu hàm số f nghịch biến trên K thì \( f'(x)<0 \) với mọi x thuộc K.
Định lí 2 – Điều kiện đủ. Giả sử hàm số f có đạo hàm tên K.
- Nếu \( f'(x)>0,\forall x\in K\) thì hàm số f đồng biến trên K.
- Nếu \( f'(x)<0,\forall x\in K\) thì hàm số f nghịch biến trên K.
- Nếu \( f'(x)=0,\forall x\in K\) thì hàm số f không đổi trên K.
Định lí 3. Giả sử f(x) có đạo hàm trên K và phương trình f'(x) = 0 có hữu hạn nghiệm. Khi đó:
- f(x) đồng biến trên K \( \Leftrightarrow f'(x)\geq 0,\forall x\in K.\)
- f(x) nghịch biến trên K \( \Leftrightarrow f'(x)\leq 0,\forall x\in K.\)
Các dạng bài tập:
Dạng 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số:
Bài 1. Xét tính đơn điệu của các hàm số sau:
(a) \( y=x^3-6x^2+9x+1.\)
(b) \( y=-\frac{1}{4}x^4-x^3+\frac{1}{2}x^2+3x.\)
Bài 2. Xét tính đơn điệu của các hàm số sau:
(a) \( y=\frac{x+1}{\sqrt{x^2-x+1}}. \)
(b) \( y=\frac{x^2}{\sqrt{x^2-1}}. \)
(c) \( y=2x-\sqrt{x^2-4x-5}. \)
Ví dụ 1. Xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Tập xác định: D = R.
Ta có y’ = 3 – 2x suy ra y’= 0 tương đương với x = 3/2.
Khi x = 3/2 thì y = 25/4. Vậy ta có bảng biến thiên sau:
Dạng 2: Tìm điều kiện để hàm số đơn điệu trên một khoảng.
Bài 1. Tìm m để hàm số:
(a) \( y=\frac{1}{3}x^3+mx^2+(4m-3)x+3 \) đồng biến trên R.
(b) \( y=x^3-2mx+5 \) nghịch biến trên (- 2, 2).
Bài 2. Tìm m để hàm số:
(a) \( y=\frac{mx-m^2-1}{x+2} \) luôn tăng trên từng khoảng xác định.
(b) \( y=\frac{mx-3}{x-m+1} \) đồng biến trên (1; 2).
Ví dụ 2. Cho hàm số y = Xác định m để hàm số đồng biến trên tập xác định.
f'(x) =
Để hàm số đồng biến suy ra , giải ra m = 1.
Vậy m = 1 thì hàm số đồng biến trên R.
Dạng 3. Một số bài tập trắc nghiệm.
Bài 1. Hàm số \( y=\left | x^2-4x-5 \right | \) nghịch biến trên khoảng nào?
A. (-5; -1).
B. (-1; 2); (5; \( +\infty \)).
C. (2; 5).
D. \( (-\infty;-1);(2;5). \)
Bài 2. Hàm số nào sau đây đồng biến trên R?
A. \( y=(x^2-1)^2-3x+2. \)
B. \( y=\frac{x}{\sqrt{x^2+1}}. \)
C. \( y=\frac{x}{x+1}. \)
D. y = tanx.
Bài 3. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số y = (2m + 3)sinx + (2 – m)x đồng biến trên R?
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.
Bài 4. Tìm m để phương trình \( x^2-2x+2m-3=0 \) có nghiệm thuộc [0; 9].
A. m < 2.
B. 1 < m < 2.
C. \( m\geq -30. \)
D. \( -30\leq m\leq 2. \)
Bài 5. Cho hàm số \( y=\frac{x^2-4x+m+2+3\sqrt{x^2-4x}}{\sqrt{x^2-4x}+2}. \) Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để hàm số nghịch biến trên khoảng (- 4; – 1)?
A. 17.
B. 18.
C. 58.
D. 57.
No Comments
Leave a comment Cancel