Động lượng:

Xung lượng của lực:

Khi một lực \vec{F} không đổi tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian \Delta t thì tích \vec{F}.\Delta t được định nghĩa là xung lượng của lực \vec{F} trong khoảng thời gian \Delta t ấy.

Tác dụng của xung lượng của lực:

Theo định luật II Newton ta có:
m.\vec{a}=\vec{F} \rightarrow m.\vec{v_{2}} -m.\vec{v_{1}} = \vec{F}.\Delta t

Định nghĩa:

Động lượng \vec{p} của một vật là một véc tơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bởi công thức: \vec{p}=m.\vec{v}

Đơn vị động lượng là kgm/s = N.s

Mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực:

Khi lực đủ mạnh tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian hữu hạn sẽ làm động lượng của vật biến thiên.

 

Định luật bảo toàn động lượng:

Hệ cô lập:

  • Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau.
  • Trong hệ cô lập chỉ có nội lực tương tác giữa các vật trong hệ trực đối nhau từng đôi một.
  • Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.

Va chạm mềm:

  • Xét một vật khối lượng m1, chuyển động trên một mặt phẳng ngang với vận tốc \vec{v_{1}} đến va chạm vào một vật có khối lượng m2 đang đứng yên. Sau va chạm hai vật nhập làm một và cùng chuyển động với vận tốc \vec{v}.
  • Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:

m_{1}.\vec{v_{1}}=(m_{1}+m_{2})\vec{v}

  • Va chạm của hai vật như vậy gọi là va chạm mềm.

Chuyển động bằng phản lực:

  • Trong một hệ kín đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng, thì phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như trên được gọi là chuyển động bằng phản lực.
  • Ví dụ: Sự giật lùi của súng khi bị bắn, chuyển động của máy bay phản lực, tên lửa,…

 

 

Người đóng góp
Comments to: Bài 23: Định luật bảo toàn động lượng